[GIẢI ĐÁP] Bệnh Trĩ Có Lây Không? Cách Cải Thiện Tình Trạng Bệnh
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh trĩ có lây không là thắc mắc của rất nhiều người, bởi số người mắc căn bệnh này ngày càng nhiều khiến ai cũng lo lắng. Một khi mắc phải bệnh trĩ, đời sống sinh hoạt lẫn tâm lý người bệnh đều bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thông qua bài viết này, Dược sĩ Linh Chi sẽ giải đáp đến bạn đọc về câu hỏi “bệnh trĩ có lây không?” và nên làm gì để khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng nhất.
Giải đáp: Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là một bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng mà ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trĩ hình thành do sự giãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch trĩ ở hậu môn.
Bệnh trĩ thường gây cảm giác khó chịu, đau rát, ngứa, chảy máu và nặng hơn có thể tiến triển thành ung thư. Bệnh trĩ thường phát triển qua 4 cấp độ, mỗi cấp độ lại có những biến chứng khác nhau đối với sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh trĩ không phải bệnh lây lan hay di truyền như nhiều người đồn thổi. Thực tế, có những gia đình có nhiều thế hệ mắc bệnh trĩ, nhưng các bác sĩ đã khẳng định, đó có thể là do chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung của cả gia đình gây nóng cơ thể, dẫn đến trĩ hình thành.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh, cụ thể như:
- Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều tinh bột, sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, gây nên tình trạng táo bón thường xuyên, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Thói quen uống ít nước khiến hoạt động của ruột kém, phân cứng, dẫn đến đại tiện gặp khó khăn.
- Lười vận động, thường đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài.
- Thường xuyên mang vác vật nặng gây áp lực lên vùng hậu môn.
- Đi đại tiện quá lâu hoặc ngồi sai tư thế trong lúc đi vệ sinh.
- Quan hệ tình dục quá mức bằng đường hậu môn.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cũng dễ mắc bệnh trĩ.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Bệnh trĩ có những dấu hiệu thường gặp phải kể đến như:
- Đại tiện ra máu. Máu thường có màu đỏ tươi, đôi khi có màu đỏ thẫm hoặc đen do xuất huyết dạ dày.
- Chảy máu ở vùng hậu môn xảy ra khi có va chạm nhẹ, lao động nặng, gây áp lực lên vùng hậu môn hay ma sát với quần.
- Chảy máu kéo dài dẫn đến thiếu máu cấp hoặc mãn tính.
- Luôn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu ở vùng hậu môn sau khi đại tiện.
- Búi trĩ sa ra ngoài nếu bệnh trĩ không được điều trị đúng cách, gây cản trở sinh hoạt hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện chăn gối.
Cách cải thiện tình trạng bệnh trĩ
Cho đến nay, việc chữa bệnh trĩ có 3 phương pháp chính, đó là sử dụng thuốc Tây hoặc chữa bệnh trĩ bằng Y học Cổ truyền và can thiệp thẩm mỹ.
- Uống thuốc trị bệnh trĩ: Đây là phương pháp giúp trị bệnh trĩ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cách này cần được sự cho phép bởi các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp kê đơn và đưa ra lời khuyên thích hợp. Bên cạnh đó, các loại kem bôi búi trĩ (đối với bệnh nhân trĩ ngoại) cũng được sử dụng phổ biến.
- Chữa bệnh trĩ bằng các loại thảo dược thiên nhiên: Việc tận dụng các loại thảo dược quý có trong tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe, vừa an toàn, vừa lành tính nên được đa số người bệnh áp dụng.
- Can thiệp phẫu thuật cắt búi trĩ: Phương pháp này được đánh giá là nhanh chóng nhất trong các phương pháp, quy trình phẫu thuật thường đơn giản, nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh sau khi đã phẫu thuật.
Xem thêm Satuchin hỗ trợ tiêu búi trĩ hiệu quả
Một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi xoay quanh đến căn bệnh “phiền toái” này, bên cạnh câu hỏi “bệnh trĩ có lây không?”
Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không?
Bệnh trĩ xuất hiện ở vùng hậu môn nên khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, chứ không phải ở bộ phận sinh dục. Do đó, với câu hỏi “bệnh trĩ có kiêng quan hệ không?” thì thực tế người bệnh không cần phải tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục, vì vấn đề này không tác động trực tiếp đến búi trĩ.
Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục cũng nên nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, chứ không nên quá mạnh bạo sẽ gây ảnh hưởng đến búi trĩ, vì 2 vùng hậu môn và bộ phận sinh dục rất gần nhau.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm và thường không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, cả trĩ nội và ngoại đều có thể trở thành trĩ huyết khối, khiến người bệnh thường xuyên đau đớn do bị viêm nhiễm nặng.
Trong đời sống, bệnh trĩ sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, làm cản trở cảm xúc của người bệnh trong chuyện chăn gối,…
Bệnh trĩ nên ăn gì?
Các thực phẩm dưới đây, người bệnh trĩ nên ăn để cải thiện và phòng tránh bệnh ngày càng nặng hơn. Một số thực phẩm không chỉ làm xoa dịu cơn đau do trĩ, mà còn vô cùng bổ dưỡng, người bệnh có thể ăn hằng ngày với liều lượng vừa đủ.
- Các loại rau như mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền;…
- Các loại quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,…
- Rau củ như đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp,…
- Sử dụng mật ong thay cho đường cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
- Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibrin, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch.
- Thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng như cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, nho khô không hạt,…
Người bệnh trĩ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, tránh gây áp lực lên búi trĩ, vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc “bệnh trĩ có lây không?” được chia sẻ bởi Dược sĩ Linh Chi tại Vivita.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc gọi đến hotline 1900 2061 để được hỗ trợ tư vấn chính xác nhất từ các chuyên viên.
Xem thêm: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ