#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Trẻ Mắc Bệnh Tay Chân Miệng Có Tự Khỏi Không? 

Ngoài các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa, bệnh tay chân miệng chính là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh khi có con nhỏ. Đây là loại bệnh phổ biến và rất dễ lây lan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nếu như không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không và cách phòng ngừa như thế nào? Mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng (tên viết tắt HFMD) là một loại bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, gây ra bởi virus cấp tính Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B và Enterovirus 71. Những loại virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây lan thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết có chứa mầm bệnh. Lây lan qua đường hô hấp do quá trình giao tiếp, nói chuyện, ho, hắt hơi,… khiến virus truyền từ người này sang người khác. Hoặc người tiếp xúc với dịch nhiễm của người bệnh như dịch mũi, họng, nước bọt, dịch từ những mụn nước cũng có thể bị lây bệnh chân tay miệng.

Sở dĩ trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Trẻ chưa có khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus. 

Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện bất kì thời gian nào trong năm nhưng thời điểm có ca mắc tăng nhiều nhất vào khoảng tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12. Người trưởng thành cũng có khả năng bị mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Trường hợp trẻ em bệnh tay chân miệng là do Coxsackievirus A16 gây ra, bệnh thường ở mức độ nhẹ, ít biến chứng và có khả năng tự khỏi sau 3 đến 5 ngày mà không cần điều trị.

Mặt khác, nếu trẻ bị tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) tấn công thì sẽ nguy hiểm hơn. Bởi lẽ bệnh sẽ biến chứng nặng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ. Các biến chứng thường liên quan đến thần kinh, hô hấp, tim mạch, gây ra viêm màng não, viêm não. Theo ước tính tại Việt Nam, có tới 21% trường hợp tử vong vì bệnh viêm não xuất phát từ bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus EV17.

Chính vì thế, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn và nằm lòng các cách phòng bệnh cũng như điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ. Hiện nay, bệnh chưa có vacxin phòng bệnh. 

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có tự khỏi không tùy thuộc vào chủng virus nhiễm

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ phân chia thành 3 thể khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng, bao gồm thể cấp tính, thể không điển hình và thể tối cấp

Thể cấp tính (bệnh kéo dài từ 3 – 10 ngày)

  • Giai đoạn ủ bệnh (3 – 7 ngày): trong giai đoạn này thường không có triệu chứng.
  • Giai đoạn khởi phát (1 – 2 ngày): có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Giai đoạn bệnh toàn phát (kéo dài từ 3 – 10 ngày): lúc này trẻ bị loét miệng và vết loét có thể phát triển với đường kính từ 2 đến 3mm ở niêm mạc miệng, lợi hoặc lưỡi. Các vết phát ban bắt đầu lan rộng và để lại nhiều vết thâm. Trẻ bắt đầu sốt nhẹ, nôn, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác về thần kinh, tim mạch và hô hấp.
  • Giai đoạn trẻ tự khỏi (sau 3 – 5 ngày): trẻ sẽ tự khỏi bệnh nếu virus gây bệnh là coxsackievirus A16.

Thể không điển hình

Thể không điển hình là khi trẻ có dấu hiệu phát ban, loét miệng nhưng không rõ ràng và rất khó xác định được bệnh.

Thể tối cấp

Thể bệnh tay chân miệng này xuất phát từ virus EV17. Diễn biến bệnh rất nặng, có thể dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê  và co giật nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu sớm và phân biệt với bệnh thủy đậu

Ban đầu, bệnh sẽ có dấu hiệu như đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,… Tuy nhiên, phụ huynh có thể không để ý hoặc dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, sốt virus hay bệnh thủy đậu. 

Khoảng sau 2 ngày, những triệu chứng này sẽ giảm đi và thay vào đó là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng. Mẹ quan sát sẽ thấy các nốt ban hồng nhỏ sau đó trở thành các bóng nước hình bầu dục, hồng ban, màu xám. Khi mẹ thấy những bóng nước đó là biểu hiện rõ nhất của bệnh tay chân miệng.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cũng dễ nhầm lẫn bóng nước của bệnh thủy đậu và bệnh tay chân miệng. Bóng nước của thủy đậu thường có kích thước to nhỏ khác nhau và xuất hiện ở khắp toàn thân, gây đau, ngứa ngáy cho trẻ. Trong khi bóng nước trong chân tay miệng lại khá đồng đều nhau và nổi trên niêm mạc khoang miệng (lưỡi, má trong), lòng bàn tay và bàn chân. Bóng nước còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn và không gây ngứa ngáy khó chịu gì cho trẻ.

Hình ảnh bệnh tay chân miệng

Ngoài dấu hiệu dễ nhận biết trên, bệnh tay chân miệng còn có 1 số triệu chứng như sau:

  • Trẻ bị sốt, người mệt mỏi..
  • Trẻ em hay bị chảy nước miếng do đau họng.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn.
  • Trẻ bị biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng ở giai đoạn nặng

Quấy khóc liên tục

Khi trẻ có dấu hiệu giấc ngủ ngắn (15 – 20 phút) và quấy khóc liên tục kéo dài, cha mẹ cần chú ý đưa bé đến cơ sở y tế sớm. Thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ

Trẻ bị viêm, nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới sốt cao trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và thuốc hạ sốt paracetamol lúc này không có tác dụng. Nếu không được hạ sốt và điều trị nguyên nhân kịp thời có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. 

Hay giật mình, hoảng hốt

Trẻ có thể thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, méo miệng.  Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát để phát hiện sớm, đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến trẻ.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Những việc cần thực hiện khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Vệ sinh môi trường, đồ dùng của trẻ

Vì bệnh tay chân miệng là bệnh dễ lây nhiễm nên khi các mẹ có con đang mắc bệnh thì hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ nhỏ khác để tránh lây bệnh. Đặc biệt, khi mẹ xử lý chất thải của con nên khử khuẩn sạch sẽ, đeo găng tay và sử dụng khẩu trang y tế. Còn đối với các vật dụng ăn uống của trẻ cần được làm sạch kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vệ sinh đồ chơi của trẻ giúp phòng ngừa lây lan bệnh tay chân miệng

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Mặc dù bệnh có thể tự khỏi nhưng mẹ không được chủ quan vì bệnh có thể gây nguy hiểm đến trẻ. Việc trẻ bị tay chân miệng bao lâu mới khỏi phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của cha mẹ. Khi nghi ngờ con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để tiến hành xét nghiệm kịp thời. Tuy rằng bệnh chưa có thuốc đặc trị nhưng với sự chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh của bác sĩ sẽ giúp con mau chóng khỏi bệnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Cho con uống nhiều nước trong lúc bị bệnh.
  • Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng bé.
  • Thường xuyên vệ sinh các đồ vật mà con hay tiếp xúc, cầm nắm.
  • Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho con. 
  • Không được để con gãi, chà xát lên các mụn nước trên da để tránh gây nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Không được nhỏ chanh, muối hay bôi bất kỳ loại thuốc nào lên da trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì?

Ngoài ra, đối với những trẻ bị nổi mụn nước nhiều tại khoang miệng thì mẹ không nên cho trẻ ăn những món cứng, nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vết loét, khiến trẻ đau đớn, khó ăn và khó nhai nuốt. Trẻ cũng cần hạn chế những đồ ăn vặt mặn, cay, đồ nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, mẹ tránh chọn những loại muỗng có cạnh sắc để đút cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả 

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vacxin và thuốc đặc hiệu điều trị, do đó việc phòng ngừa bệnh là điều mà bất kể phụ huynh nào cũng cần phải biết khi có con nhỏ. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cha mẹ cần thực hiện những việc như sau:

  • Vệ sinh thường xuyên bằng cách rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn hoặc tiếp xúc với bé. 
  • Đối với ăn uống, mẹ cần đảm bảo ăn chín, uống sôi và thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng hợp vệ sinh.
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh và những vật dụng trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn, ghế, sàn nhà,… 
  • Không để trẻ ngậm, mút tay hoặc bất cứ thứ gì.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những trẻ đang nghi ngờ ủ bệnh.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, mẹ cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt nhiều hơn vì ở độ tuổi này trẻ thường có sức đề kháng kém, dễ mắc nhiều loại bệnh. Đối với bệnh tay chân miệng cũng vậy, bất cứ trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc bệnh. 

Vệ sinh tay chân giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Kết luận

Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra, dễ lây lan ở trẻ nhỏ và có thể phát triển thành dịch. Dấu hiệu ban đầu xuất hiện ở trẻ thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm lạnh, sốt virus, thủy đậu, … 

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi không tùy vào chủng virus, sức khỏe của trẻ và cách chăm sóc. Nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xét nghiệm kịp thời, tránh những hậu quả không tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe con yêu luôn tốt.

Hy vọng những chia sẻ của VIVITA.VN về bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ giúp cha mẹ biết thêm thông tin về bệnh tay chân miệng và những cách chăm sóc trẻ để nhanh khỏi bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp.

Xem thêm: Khám chân tay miệng ở hà nội

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version