#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tìm Hiểu Bệnh Tay Chân Miệng Cấp Độ 2 Để Bảo Vệ Con Yêu

Tay chân miệng cấp độ 2 là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trở thành nỗi lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ. Để biết cách phòng ngừa và xử lý kịp thời, hãy cùng Vivita.vn tìm hiểu về bệnh tay chân miệng cấp độ 2 để có thêm kiến thức bảo vệ con yêu của mình nhé.

Khái niệm bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 do virus đường ruột Coxsackievirus (A16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Ở cấp độ 2, bệnh gây loét vùng niêm mạc miệng, tay, chân, mông và đầu gối. Bệnh kèm theo nhiều triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe như nôn, quấy khóc, sốt cao,…

Bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Tay chân miệng cấp độ 2 là dạng thường gặp nhất của tay chân miệng. Các biểu hiện của tay chân miệng độ 2 có thể được chia thành 2 phân độ nhỏ như sau:

Bệnh tay chân miệng độ 2a:

Độ 2a diễn ra sau khoảng 48h kể từ khi phát bệnh ở cấp độ 1. Bệnh chân tay miệng độ 2a có triệu chứng cụ thể sau:

  • Bé có biểu hiện giật mình bất chợt dưới 2 lần/30 phút. Cha mẹ để ý sẽ thấy khi bé đang chơi, đang ngủ sẽ bị giật mình khi xung quanh không có âm thanh lớn.
  • Bé chuyển từ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C lên sốt nặng trên 39 độ C, chứng sốt kéo dài trên 2 ngày. Mặc dù mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng chứng sốt cao không thuyên giảm.
  • Bé bị nôn trớ khi ăn hoặc khi bú.
  • Cơ thể trẻ mệt mỏi, không muốn ăn, không muốn chơi đùa, và mắt bé cũng trở nên lừ đừ.
  • Bé quấy khóc thường xuyên, cứ tầm 15 – 20 phút bé lại khóc một lần, đặc biệt vào ban đêm. Đây là dấu hiệu bé bị nhiễm độc thần kinh.
Bé quấy khóc khi bị bệnh tay chân miệng.

Bệnh chân tay miệng độ 2b:

Độ 2b là tình trạng bệnh đang dần chuyển nặng. Các dấu hiệu dễ dàng nhận ra tình trạng bệnh của bé gồm có:

  • Ở nhóm 1, bé bị giật mình trên 2 lần/30 phút. Khi bé giật mình kèm theo triệu chứng ngủ gà,ngủ gật, mạch bé đập nhanh trên 130 lần/ phút.
  • Ở nhóm 2, bé có tình trạng sốt cao trên 39,5 độ C. Mẹ đã dùng thuốc hạ sốt Paracetamol nhưng không có tác dụng. Mạch của bé đập nhanh trên 150 lần/ phút,  bị run người, run tay chân, đi loạng choạng, giọng nói thay đổi, mắt chuyển lác, các chi yếu.
  • Khi có các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng phân độ 2b, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.
Trẻ sốt cao khi bị bệnh tay chân miệng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng cấp độ 2 

Bệnh chân tay miệng cấp độ 2 có thể xử lý tại nhà nếu bố mẹ biết cách. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy bé có các dấu hiệu của tay chân miệng phân độ 2b thì cần lưu ý ngay vì bệnh đã trở nặng và cần thăm khám để được xử lý kịp thời. 

Phương pháp xử lý bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, do đó phương pháp trị bệnh được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng là xử lý hỗ trợ và xử lý triệu chứng của bệnh, kết hợp với bổ sung dinh dưỡng để tăng cường  sức đề kháng cho cơ thể. 

Phương pháp xử lý bệnh tay chân miệng độ 2a

  • Trong trường hợp trẻ sốt cao, cha mẹ cho dùng thuốc hạ sốt, nếu tình trạng không thuyên giảm có thể dùng xen kẽ với ibuprofen 10-15mg/kg/lần lặp lại mỗi 6-8 giờ.
  • Uống thuốc Phenobarbital 5 – 7 mg/kg/ngày.
  • Áp dụng các phương pháp khác nếu có tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển độ.

Phương pháp xử lý bệnh tay chân miệng độ 2b

  • Khi bị sốt, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ nằm đầu cao 30 độ.
  • Dùng bình thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
  • Dùng thuốc Phenobarbital 10 – 20 mg/kg truyền vào tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ trong trường hợp cần thiết.
  • Dùng thuốc tay chân miệng Immunoglobulin với liều lượng như sau: 

Nhóm 2: Dùng 1g/kg/ngày, truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. 

Nhóm 1: Không dùng Immunoglobulin khi chưa có chỉ định của bác sĩ, thông thường việc dùng thuốc Immunoglobulin chỉ được chỉ định sau 6h xử lý bằng Phenobarbital không thuyên giảm.

  • Kiểm tra các dấu hiệu về mạch, huyết áp, nhiệt độ, kiểu thở, tri giác, nhịp thở, ran phổi, mạch trong vòng 1 – 3h trong 6h đầu và 4 -5h sau đó một lần.
  • Nếu được xử lý đúng cách, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 có thể khỏi sau 10 ngày. Do đó khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chăm sóc và theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ để đem lại kết quả tốt nhất.

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
  • Rung giật cơ, giật mình chới với: từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
  • Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
  • Rung giật nhãn cầu.
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
  • Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ).
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

Chăm sóc bé như thế nào để bé mau khỏi bệnh?

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch
  • Tập cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh chân tay qua đường tay miệng, mục đích loại bỏ sự bám dính của vi rút trên đôi tay của trẻ.
  • Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn,…nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
  • Mẹ nên ngâm quần áo của bé trong dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc H ngâm qua nước sôi trước khi giặt.
  • Mẹ tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp là kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ, châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn.
Giữ vệ sinh cho bé khi bé bị bệnh tay chân miệng.

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau: 

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. 
  • Ngoài ra cũng cần lưu ý không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu sạch sẽ, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Rửa tay cho bé giúp phòng chống bệnh tay chân miệng.

Trên đây là những chia sẻ  về bệnh tay chân miệng cấp độ 2 ở trẻ. Hy vọng bài viết của Vivita.vn có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về căn bệnh này và có cách phòng ngừa khoa học. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tuyến qua website Vivita.vn để được các Chuyên viên tư vấn giải đáp.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version