#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[Giải Đáp] Các xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt mà bạn nên biết

Viêm tuyến tiền liệt là một căn bệnh thường xuất hiện ở đàn ông trung niên và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị. Phương pháp đáng tin cậy để phát hiện sớm căn bệnh này chính là xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt

Ở bài viết này, Vivita sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về các phương pháp thường được sử dụng trong việc xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt

Những phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt phổ biến và hiệu quả hiện nay

Xét nghiệm nước tiểu

Tuyến tiền liệt là bộ phận nằm bên dưới bàng quan và nằm sau niệu đạo. Vì vậy, nước tiểu sẽ hòa lẫn với chất dịch của tuyến tiền liệt.

Trong phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ yêu cầu nam giới cung cấp một lượng nước tiểu nhất định. Thông qua lượng nước tiểu đã thu thập, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ kiểm đếm số lượng bạch cầu trong nước tiểu. Lí do là vì khi mức độ nhiễm trùng càng tăng cao thì số lượng bạch cầu cũng sẽ tăng lên.

Việc phân tích mẫu nước tiểu sẽ được tiến hành trong phòng kín, đảm bảo vô trùng để đem lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Sau khi đã có kết quả xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.

Thông qua lượng nước tiểu đã thu thập, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thông qua lượng nước tiểu đã thu thập, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Xét nghiệm máu

Người bệnh sẽ được yêu cầu cung cấp mẫu máu để bác sĩ tiến hành phân tích các chỉ số trong máu của bệnh nhân. Việc này sẽ giúp các bác sĩ nhận biết các dấu hiệu viêm nhiễm đang xảy ra ở tuyến tiền liệt.

Việc xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt thông qua mẫu máu sẽ dựa trên việc phân tích chỉ số PSA (Prostalic Specific Antigen). PSA còn được gọi là các kháng nguyên đặc biệt để chỉ các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA ở nam giới bình thường dao động trong khoảng từ 0 – 4ng/ml. Nếu chỉ số này cao hơn mức vừa nêu thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt. 

Xét nghiệm PSA sẽ được thực hiện trong vòng từ 40 phút đến 1 giờ đồng hồ. Sau đó, xét nghiệm sẽ cho các kết quả về các chỉ số quan trọng như:

  • Chỉ số WBC (Mật độ bạch cầu có trong một đơn vị thể tích máu): Chỉ số này được duy trì ở mức 4.0 – 10.0 g/l ở nam giới bình thường. Nếu chỉ số WBC cao hơn mức 10.0g/l thì chứng tỏ người bệnh đang bị viêm nhiễm tuyến tiền liệt.
  • Chỉ số NEUT (Neutrophil – Chỉ số bạch cầu trung tính): Nam giới bình thường sẽ duy trì chỉ số NEUT ở mức 60 – 80%. Tuy nhiên, nếu như chỉ số bạch cầu tăng cao hơn mức bình thường, thì điều đó đồng nghĩa hệ miễn dịch của người bệnh đang bị ức chế và suy giảm chức năng. Đồng thời, chỉ số NEUT tăng cao cũng là dấu hiệu sự nhiễm khuẩn đang xảy ra bên trong cơ thể.
  • Chỉ số LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho): Thông thường, chỉ số LYM sẽ ở mức 20 – 25%. Chỉ số Lymphocyte tăng cao chính là dấu hiệu của các tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là viêm tuyến tiền liệt và suy tuyến thượng thận.
  • Chỉ số MONO (Monocyte – Bạch cầu Mono): Mật độ bình thường của chỉ số MONO được duy trì trong khoảng 4 – 8%. Đây cũng là chỉ số cho biết dấu hiệu nhiễm khuẩn virus nếu chúng các thông số tăng cao. Ngoài ra, dựa trên chỉ số bạch cầu Mono, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán các bệnh ung thư và phát hiện các khối u. 
Người bệnh sẽ được yêu cầu cung cấp mẫu máu để bác sĩ tiến hành phân tích các chỉ số trong máu của bệnh nhân.

Siêu âm trực tràng 

Siêu âm trực tràng cũng là một trong những phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá tình trạng các bệnh lý về tuyến tiền liệt. Các bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò có tần số từ 6 – 16Mhz trong quá trình siêu âm trực tràng.

Các bước siêu âm trực tràng được tiến hành như sau:

  • Bệnh nhân được cho uống thuốc Fortrans pha với 2 lít nước để làm sạch trực tràng trong vòng 2 tiếng trước khi tiến hành siêu âm.
  • Bệnh nhân được các bác sĩ chia sẻ về các vấn đề khi thực hiện siêu âm trực tràng để giảm bớt phần nào căng thẳng. 
  • Bệnh nhân nằm nghiêng, xoay lưng về phía bác sĩ và co chân, ép sát đầu gối vào ngực.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát vùng hậu môn và các phần mềm xung quanh. Việc này cũng sẽ giúp phát hiện kịp thời các bệnh liên quan đến vùng hậu môn như rò hậu môn, trĩ, áp xe hậu môn và các bệnh lý khác liên quan đến da liễu vùng hậu môn.
  • Kỹ thuật viên siêu âm sẽ bọc phần đầu của đầu dò bằng cao su và bôi gel y tế chuyên dụng. Điều này sẽ giúp đầu dò dễ dàng di chuyển bên trong môi trường hậu môn mà không gây khó chịu cho bệnh nhân. Các đầu dò trước đó đã được đảm bảo vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ.
  • Đầu dò được đưa vào hậu môn và tuyến tiền liệt sẽ được quan sát khi đầu dò đi qua cơ vòng hậu môn.
  • Cuối cùng, các bác sĩ sẽ đo thể tích tuyến tiền liệt và đưa ra các chẩn đoán cụ thể cũng như phác đồ điều trị phù hợp.

Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến trong việc thăm khám và xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt.

Siêu âm trực tràng cũng là một trong những phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá tình trạng các bệnh lý về tuyến tiền liệt

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt là phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt không xâm lấn để phát hiện các dấu hiệu của căn bệnh này. Cách thức chụp MRI chính là dùng các từ trường mạnh, sóng RF và máy tính để tạo ra các hình ảnh về cấu trúc bên trong của cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này không sử dụng tia X. 

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ đa thông số để thu thập hình ảnh. Từ đó theo dõi chuyển động của các phân tử nước (khuếch tán nước) và lưu lượng máu (hình ảnh tưới máu) trong tuyến tiền liệt của người bệnh. Bằng cách đánh giá các chỉ số nêu trên, các bác sĩ có thể phát hiện sự khác biệt ở mô tuyến tiền liệt giữa người bình thường và người mắc bệnh.

Đây là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân vì có khả năng phát hiện được các khối u bên trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ không bị phơi nhiễm phóng xạ và ít bị dị ứng.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế điển hình là bệnh nhân phải giữ yên người và nín thở trong lúc tiến hành chụp cộng hưởng từ. 

Bên cạnh đó, để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tránh nhầm lẫn với các loại ung thư khác, bệnh nhân cần được lấy sinh thiết 8 tuần trước khi tiến hành chụp MRI. Đây cũng là phương pháp tốn khá nhiều chi phí và thời gian so với các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ đa thông số để thu thập hình ảnh.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

Một trong những phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt bằng hình ảnh chính là chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT. Đây là phương pháp sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh mặt cắt các bộ phận bên trong cơ thể. Người bệnh sẽ được tiến hành chụp CT hệ tiết niệu để khảo sát các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu và tiền liệt tuyến. 

Quá trình chụp CT sẽ được tiến hành như sau:

  • Bệnh nhân cần phải tháo hết trang sức và loại bỏ các vật dụng kim loại ra khỏi người trước khi bắt đầu chụp CT.
  • Nếu được chỉ định chụp CT cản quang, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những bệnh lý mình đang điều trị như tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,…
  • Người bệnh cần nhịn ăn các chất đặc trong vòng 4 – 6 tiếng trước khi chụp CT và chỉ nên sử dụng các thức uống có dung tích không quá 100ml.
  • Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, hai tay đưa qua khỏi đầu và nằm im trong quá trình chụp quét.
  • Sau khi hoàn tất, bệnh nhân cần lưu lại bệnh viện trong khoảng 30 phút trước khi ra về.

Các bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh các lớp cắt từ thận đến tuyến tiền liệt để đánh giá tình trạng và mức độ bệnh tình. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị viêm tiền liệt tuyến phù hợp.

Nội soi bàng quang

Xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt cũng có thể tiến hành thông qua nội soi bàng quang. Nội soi bàng quang là phương pháp giúp cho bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong khu vực bàng quang và niệu đạo thông qua ống soi bàng quang. Bằng các dụng cụ nội soi chuyên dụng, các bác sĩ có thể kiểm tra những thay đổi về mặt cấu trúc hay phát hiện sự tắc nghẽn bên trong cơ thể.

Nội soi bàng quang cũng giúp các bác sĩ điều trị viêm, u xơ tuyến tiền liệt. Cụ thể hơn, bệnh nhân sẽ được tiến hành loại bỏ dần từng phần của mô tuyến tiền liệt.

Cấy tinh dịch

Bên cạnh việc sử dụng nước tiểu để xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt, các bác sĩ có thể lấy một lượng tinh dịch của bệnh nhân để tiến hành phân tích. Thông qua các chỉ số về vi khuẩn và bạch cầu trong mẫu tinh dịch, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tình viêm tuyến tiền liệt của bệnh nhân.

Bên cạnh việc sử dụng nước tiểu để xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt, các bác sĩ có thể lấy một lượng tinh dịch của bệnh nhân để tiến hành phân tích.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì?

Bệnh viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm có thể do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào nhưng chủ yếu là ở đàn ông trung niên. 

Bệnh thường tiến triển khá nhanh, gây ra nhiều rối loạn sinh lý ở nam giới. Từ đó, sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống tình dục của các quý ông cũng bị ảnh hưởng không ít. 

Bệnh viêm tuyến tiền liệt có 3 loại: 

  • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính.
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn gây ra. Bệnh này thường không gây nhiều nguy hiểm và ít gặp.

Dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt

Như đã nói, viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, nam giới có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau để nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính

Các dấu hiệu bệnh thường gặp:

  • Đi tiểu khó, khi tiểu phải cố rặn ra, kèm theo cảm giác buốt và rát.
  • Nước tiểu có màu đục.
  • Đau xung quanh dương vật, vùng bẹn bìu và vùng xương mu.
  • Đi tiểu nhiều lần, mất kiểm soát.
  • Thường xuyên tiểu đêm.
  • Đôi khi có thể xuất hiện máu trong nước tiểu và tinh dịch.
  • Một số trường hợp sẽ bị đau buốt khi xuất tinh và rối loạn về sự co cứng dương vật.
  • Người bệnh bị sốt, rét cảm giác như bị cúm và thường xuyên cảm thấy nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh.

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính

Thông thường, các triệu chứng của bệnh này tương đối giống các dấu hiệu của trường hợp cấp tính nhưng tiến triển chậm và có biểu hiện nặng hơn:

  • Luôn có cảm giác đau trong và sau khi đi tiểu, có tình trạng tiểu buốt.
  • Thường cảm thấy đau ở vùng dương vật, tinh hoàn, bụng dưới hoặc lưng.
  • Tiểu đêm nhiều lần.
  • Nước tiểu thường có màu đục và kèm theo cả máu.
  • Cảm thấy đau khi xuất tinh và có thể dẫn tới liệt dương.
  • Cảm giác bìu nặng.
  • Một số trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn niệu đạo.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn

Trong trường hợp này, người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu tương đồng với trường hợp mạn tính. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm nước tiểu hay tinh dịch không phát hiện thấy vi khuẩn mà chỉ thấy sự xuất hiện của các tế bào mủ. 

Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn gây ra thường là tiểu nhiều lần và tiểu buốt.

Nam giới khi mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt thường có các dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rát.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến tiền liệt

Trang bị những kiến thức về nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến tiền liệt sẽ giúp các quý ông chủ động hơn trong việc phòng ngừa căn bệnh này. Viêm tuyến tiền liệt chủ yếu gây ra bởi các vi khuẩn gây nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân chính tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập thường là:

Chèn ép tuyến tiền liệt

Nam giới làm việc trong lĩnh vực văn phòng thường phải ngồi cố định một chỗ, dẫn đến tuyến tiền liệt chịu nhiều áp lực. Do đó, máu không thể lưu thông và gây kích thích phía trên vùng tuyến tiền liệt và niệu đạo. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở nam giới thường xuyên ngồi xe đạp.

Quan hệ tình dục không điều độ

Nam giới quan hệ tình dục quá nhiều trong thời gian ngắn có thể dẫn đến rối loạn xuất tinh. Từ đó làm xuất hiện tình trạng xung huyết và tuyến tiền liệt bị giãn nở quá mức. Việc thủ dâm quá độ, không kiểm soát cũng gây ra tình trạng tương tự.

Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ với nhiều người cũng khiến cơ thể nam giới dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, một số bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà cũng có cơ hội lây nhiễm cao.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến tiền liệt. Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, chế độ ăn uống thất thường,… là những nguyên nhân chính gây ra viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, nam giới thường xuyên thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, cáu gắt cũng dễ bị mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Biến chứng viêm tuyến tiền liệt

Phớt lờ các triệu chứng hoặc không điều trị đúng cách cho bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Ngoài những biến chứng như viêm bao tinh hoàn, viêm bàng quang, viêm túi tinh mãn tính còn có các dạng khác thường gặp dưới đây.

U xơ, ung thư tuyến tiền liệt

Sự nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt có thể nhanh chóng lan ra với phạm vi rộng hơn và nặng hơn. Từ đó phát triển thành các u xơ, dẫn đến xơ cứng và ngăn chặn sự co bóp của bàng quang, gây ra hiện tượng chảy mủ, chảy máu kèm nước tiểu. 

Ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể xuất hiện khi các tổn thương ở tuyến tiền liệt lan rộng. Bệnh này gây ra đau đớn và khó khăn khi đi tiểu ở người mắc bệnh. Bên cạnh đó, nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt có thể bị rối loạn cương dương và các vấn đề về tình dục khác.

U xơ tuyến tiền liệt là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Vô sinh và liệt dương

Tình trạng viêm tuyến tiền liệt nếu để lâu mà không điều trị có thể dẫn đến liệt dương ở nam giới mắc bệnh. Có thể nói, đây là một trong những nỗi ám ảnh của cánh mày râu. 

Ngoài ra, tuyến tiền liệt là nơi sản xuất ra một số chất trong tinh trùng. Nếu người bệnh duy trì tình trạng viêm nhiễm kéo dài, chất lượng tinh trùng sẽ suy giảm. Từ đó khiến cho khả năng thụ thai thấp và dẫn đến vô sinh.

Áp xe tuyến tiền liệt

Đây là một biến chứng thường gặp ở những người mắc viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức vùng dương vật, tiểu ra máu hoặc ít phổ biến hơn là chảy mủ ở niệu đạo. Nếu không được can thiệp kịp thời, các ổ áp xe sẽ tiến triển xuyên qua vỏ bọc và gây vỡ trực tràng.

Thực hiện các xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt ở đâu?

Các xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt có thể được thực hiện ở các bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân hay cả những phòng khám đa khoa. Với các thiết bị y tế hiện đại ngày nay, không khó để các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán mức độ và tình trạng bệnh của bệnh nhân. 

Tuy nhiên, chi phí thực hiện xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt sẽ có phần khác nhau giữa những cơ sở y tế. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc và tìm hiểu kĩ các vấn đề về chi phí trước khi lựa chọn nơi thực hiện các xét nghiệm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên đến các cơ sở uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm và quá trình chẩn đoán.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm tuyến tiền liệt nói chung và việc xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt nói riêng. Vivita mong rằng bài viết này đã giúp các quý ông trang bị những kiến thức hữu ích để có thể chủ động trong việc điều trị viêm tuyến tiền liệt. 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version