#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

6 Nguyên Tắc Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Sảy Thai Cần Nhớ

Đối với phụ nữ bị sảy thai, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu có thực đơn ăn uống phù hợp sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh trở lại. Trong bài viết này, Vivita sẽ giới thiệu thực đơn cho người sảy thai với đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Góp phần giúp chị em nhanh chóng lấy lại sức khỏe, tinh thần sau khi sảy thai

6 nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người sảy thai cần nhớ

Sau đây là những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người sảy thai:

6 nguyên tắc xây dựng thực đơn người bị xảy thai cần nhớ
6 nguyên tắc xây dựng thực đơn người bị xảy thai cần nhớ – Nguồn: vivita.vn
  • Một bữa ăn cho phụ nữ bị sảy thai cần đảm bảo có đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm chất thiết yếu như: Protein, sắt, canxi, magie và các loại vitamin.
  • Nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn mỗi ngày. Bên cạnh cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Nó còn giúp gia tăng sức đề kháng để phụ nữ bị sảy thai phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
  • Trong thực đơn nên hạn chế bổ sung những loại thực phẩm nhiều chất béo.
  • Ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi để hệ tiêu hóa được bảo vệ tốt hơn.
  • Nên lựa chọn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, vệ sinh và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Chỉ nên lựa chọn thực phẩm tươi mới và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Người bị sảy thai nên ăn gì để nhanh phục hồi?

Thịt bò và thực phẩm giàu sắt: Trong 100g thịt bò chứa khoảng 2,12 mg chất sắt nên rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sảy thai. Bên cạnh đó, chất sắt còn chứa nhiều trong rau bina, động vật có vỏ (trai, sò, ốc…), nội tạng, gan, các loại đậu. Khi sảy thai, tình trạng thiếu hụt máu sẽ xảy ra nên việc bổ sung thực phẩm giàu sắt là ưu tiên hàng đầu.

Rau và trái cây giàu vitamin C: Vì vitamin C sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Đồng thời, vitamin C cũng góp phần giúp tăng cường đề kháng để chị em phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ớt chuông, tầm xuân, kiwi,…

Người bị sảy thai nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu magie: Đây là dưỡng chất rất tốt giúp cải thiện tâm sinh lý, giảm căng thẳng, âu lo cho phụ nữ sau sảy thai. Bên cạnh đó, magie còn giúp cơ thể có thêm năng lượng và tăng nhanh quá trình phục hồi. Những thực phẩm giàu magie như Socola đen, bơ, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc, chuối,…

Thực phẩm giàu canxi: Trong khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể đã bị tiêu tốn khá lớn. Nên việc bổ sung thực phẩm giàu canxi cho phụ nữ khi sảy thai là điều rất cần thiết. Những thực phẩm giàu canxi cần bổ sung vào thực đơn như sữa, chuối, hạt dẻ, bông cải xanh,…

Thực phẩm giàu acid folic: Còn được biết đến là vitamin B9, là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, tủy sống và tế bào hồng cầu. Nó sẽ tăng cường cung cấp những dưỡng chất để chị em chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Góp phần giúp cho cơ thể mẹ và thai nhi được khỏe mạnh hơn. Những thực phẩm chứa nhiều acid folic như đậu lăng, bơ, bông cải xanh, trứng, cam, cà rốt,…

Nhóm thực phẩm tốt cho người bị sảy thai – Nguồn: Vivita.vn

Người sảy thai nên kiêng ăn thực phẩm nào?

Bánh kẹo ngọt: Khi ăn bánh kẹo trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau sảy thai, có thể khiến cho lượng đường huyết tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu. Đồng thời, đồ ngọt cũng khiến cho chị em tăng cân. Vì thế nên hạn chế tối đa lượng đường bổ sung vào cơ thể trong giai đoạn này.

Người bị sảy thai cần hạn chế ăn thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ vừa dễ gây béo phì vừa ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Khiến cho cơ thể của phụ nữ ngày một mệt mỏi, gây cản trở quá trình hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Thực phẩm có chứa các chất kích thích: Phụ nữ sau sảy thai không nên dùng bia, rượu, cà phê,… Vì nó sẽ gây nên cảm giác căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, các thức uống này còn gây ảnh hưởng xấu đến đến chức năng gan, thận.

Thực phẩm người bị sảy thai cần tránh – Nguồn: Vivita.vn

Gợi ý thực đơn cho người sảy thai với các món ăn bổ dưỡng

Sau đây là gợi ý những món ăn cho người sảy thai giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Lá ngải hầm chân dê

Nguyên liệu:

  • Chân dê 4 cái
  • Cà rốt 100g
  • Gừng nướng 20g
  • Lá ngải tươi 40g
  • Gói thuốc bắc
  • Gia vị

Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch chân dê và chặt thành những miếng vừa ăn.

Bước 2: Cho gia vị vừa đủ cùng gói thuốc bắc vào nồi chân dê để ướp. Cho nước vào nồi và hầm đến khi chân dê mềm thì cho cà rốt, gừng vào.

Bước 3: Khi chân dê đã được hầm nhừ, trước khi ăn bạn hãy cho ngải cứu vào. Chú ý tắt bếp trước khi nước trong nồi sôi trở lại.

Lá ngải hầm chân dê

Đậu rồng xào thịt bò

Nguyên liệu:

  • Đậu rồng 150g
  • Thịt bò non 100g
  • Hành, tỏi
  • Dầu hào
  • Gia vị

Cách chế biến:

Bước 1: Rửa sạch đậu rồng và thịt bò rồi thái thành từng miếng vừa ăn.

Bước 2: Ướp thịt bò với dầu hào, gia vị phù hợp với khẩu vị của người ăn. Ướp thịt bò trong tô khoảng 10 phút.

Bước 3: Cho đậu rồng vào nồi nước sôi chần sơ trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp và vớt đậu rồng ra.

Bước 4: Đun nóng chảo dầu trên bếp, cho dầu và tỏi vào phi thơm rồi cho thịt bò vào xào. Chú ý xào nhanh trên lửa lớn khoảng 1 phút, để khi thịt chín khoảng 90% thì tắt bếp rồi cho ra dĩa. Tiếp tục xào đậu rồng trên chảo, đảo đều đến khi đậu rồng mềm thì cho thịt bò vào xào chung. Có thể nêm nếm lại gia vị để vừa ăn hơn, đảo đều đến khi thịt bò chín là có thể tắt bếp.

Đậu rồng xào thịt bò

Cật heo tiềm thuốc

Nguyên liệu:

  • Nhân sâm 14g
  • Bạch truật 14g
  • Hoài sơn 20g
  • Ba kích 40g
  • Lá ngải tươi 20g
  • Cật heo 1 cái
  • Gia vị

Cách chế biến:

Bước 1: Cật heo sau khi mua về rửa sạch và loại bỏ phần gân trắng. Để cật heo được sạch hơn, có thể rửa cùng với muối pha với chút rượu trắng.

Bước 2: Mang cật heo đi chần sơ với nước sôi rồi ngâm vào trong nước lạnh.

Bước 3: Rửa sạch các nguyên liệu thuốc bắc. Tiếp theo, chặt lấy nước một trái dừa xiêm vào nồi rồi cho tất cả vị thuốc vào. Nấu đến khi nước sôi thì cho cật heo vào và nấu tiếp trong 30 phút. Khi cật heo gần chín mềm, hãy nêm nếm thêm chút gia vị để món ăn được ngon hơn.

Cật heo tiềm thuốc

Cháo lòng heo

Nguyên liệu:

  • Tim
  • Gan
  • Lòng heo 150g
  • Gạo 200g
  • Đậu xanh 50g
  • Gia vị
  • Hành, tiêu

Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch tim, gan, lòng heo và ngâm đậu xanh với nước. Phần gạo hãy mang đi rang thơm trước khi nấu cháo.

Bước 2: Luộc chín phần tim, gan, lòng heo. Bắt một nồi nước dùng lên bếp và cho gạo vào nấu cháo.

Bước 3: Đến khi gạo mềm thì cho tiếp đậu xanh vào nấu và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nấu tiếp đến khi nào cháo nhừ và đậu xanh nở mềm là được.

Bước 4: Cho cháo ra tô, thái nhỏ tim, gan, lòng heo và cho vào tô cháo. Có thể cho thêm chút hành thái nhỏ, hành phi và tiêu để tô cháo được thơm ngon hơn. Ăn kèm với các loại rau như giá, hẹ,…

Cháo lòng heo

Gà ác tiềm thuốc bắc

Nguyên liệu: 

  • Thục địa 30g
  • Bạch thược 14g
  • Đương quy 20g
  • Sơn thù nhục 16g
  • Lá ngải tươi 40g
  • Gừng nướng 12g
  • Gà ác
  • Gia vị

Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch gà ác và rửa sạch các vị thuốc bắc.

Bước 2: Bắt một nồi nước dừa xiêm lên bếp rồi cho gà, các vị thuốc bắc vào cùng với một ít muối. Đậy nắp nồi và hầm gà ác trong khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Sau 2 tiếng khi thịt gà đã mềm, hãy nêm nếm thêm chút gia vị để món ăn được vừa miệng hơn rồi tắt bếp.

Gà ác tiềm thuốc bắc

Qua bài viết trên, Vivita đã gợi ý thực đơn cho người sảy thai với đầy đủ dưỡng chất nhất. Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm hỗ trợ phục hồi nhanh sau sảy thai, hãy liên hệ với Vivita nhé.

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version