#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Rễ đinh lăng có tác dụng trị bệnh gì? Cách dùng hiệu quả

Cây đinh lăng còn có tên khác là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá, dân gian thường dùng để làm cảnh, chỉ riêng loại đinh lăng lá nhỏ thuộc họ nhân sâm mới được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Vậy rễ đinh lăng có tác dụng trị bệnh gì? Cách dùng rễ đinh lăng như thế nào mang lại hiệu quả tốt? Mời theo dõi trong bài viết sau.

Tổng quan về củ đinh lăng (rễ đinh lăng)

Đinh lăng tên khoa học là Polyscias fruticosa, thân cây nhẵn nhỏ và không có gai, có độ cao từ 0,8 – 1,5m. Cuống lá đinh lăng dày và có hình kép 3 lần xẻ lông chim dài, có răng cưa không đều, cây tỏa ra một mùi hương đặc trưng dễ nhận biết, phần được dùng nhiều là lá và rễ đinh lăng.

Cây đinh lăng phải được trồng ít nhất từ 3 năm trở lên mới thu hoạch lấy rễ (hay còn gọi là củ đinh lăng), thời điểm thu hoạch thường vào mùa thu hoặc đông, lúc này rễ mới mềm và có chứa nhiều hoạt chất. 

Rễ nhỏ thì dùng nguyên phần đã thu hoạch, rễ lớn chỉ dùng vỏ rễ đem rửa sạch và cắt bỏ đi phần sát gốc thân. Rễ đinh lăng có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm mát bình không độc.

thông tin về rễ củ đinh lăng

Tác dụng của rễ đinh lăng

Ở nước ta, rễ cây đinh lăng được xem như là một loại nhân sâm quý bởi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Cụ thể bao gồm:

  • Bồi bổ khí huyết, lưu thông kinh mạch, tiêu viêm, phục hồi thể trạng cho người mới ốm dậy.
  • Chống đau dạ con và tăng tiết sữa (thông tia sữa) ở mẹ sau sinh hết tắc sữa, đau vú.
  • Chữa đau đầu, sốt lâu ngày, háo khát, đau tức ngực hoặc nước tiểu vàng. 
  • Trị viêm gan mãn tính.
  • Trị thiếu máu
  • Trị liệt dương
  • Điều trị đau lưng
  • Chữa ho suyễn.

Cách dùng rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng thường được chế biến thành 3 dạng: để tươi, ngâm rượu hoặc đem nấu thành nước uống, mỗi dạng sẽ có cách chế biến khác nhau.

Rễ củ đinh lăng sau khi thu hoạch được cắt bỏ phần gốc (không cắt phần củ), đem rửa sạch rồi để ở chỗ thoáng mát trong 1 ngày cho ráo nước, khi phơi trong bóng râm giúp củ đinh lăng giữ được dược tính và luôn thơm.

Sau khi phơi khô, củ đinh lăng thường được đem đi nấu cháo, ngâm rượu hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác chữa nhiều bệnh như trong phần tác dụng của rễ đinh lăng ở trên.

Cách sử dụng củ đinh lăng tươi

  • Cách dùng củ đinh lăng tươi đem nấu cháo: thái lát mỏng rễ củ đinh lăng, dùng rượu rửa lại lần nữa rồi ướp chung với gừng đập dập theo tỉ lệ: 10:1. 
  • Các nguyên liệu cần khác: hành củ cắt mỏng, hành lá cắt nhỏ, gừng được thái thành lát, tim heo, táo đỏ.
  • Cách làm: cho gạo, rễ củ đinh lăng, tim heo, hành củ và gừng vào nồi nấu thành cháo. Đến khi cháo chín thì cho táo đỏ vào đun thêm 10 phút rồi tắt lửa, cho thêm hành lá và ăn lúc nóng.
  • Công dụng: bổ huyết, tốt cho những người đang có triệu chứng: khó thở, hụt hơi, phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, kích thích tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh.

Rễ đinh lăng ngâm rượu

Rễ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì? Cách làm như thế nào? Rễ củ đinh lăng sau khi đã làm sạch, để ráo nước thì đem đi thái lát hoặc có thể ngâm nguyên củ đều được.

Cách làm: cho rễ đinh lăng vào bình. Nếu chú ý đến thẩm mỹ bình rượu, mọi người có thể ngâm nguyên củ và xoay rễ củ ở vị trí đẹp. Cần lựa chọn bình thuỷ tinh phù hợp với độ cao của củ. Cho thêm rượu gạo 40-45 độ vào bình đến khi ngập hết củ đinh lăng, tỷ lệ phù hợp là 4 lít rượu với 1kg củ đinh lăng tươi. Đậy nút kín bình, để ở nơi khô thoáng không có ánh nắng, đinh lăng tươi thì ngâm từ 6 tháng thì mang ra dùng (để càng lâu rượu càng ngon)

Đối với rễ củ đinh lăng khô (khoảng 4kg tươi sẽ thu được 1kg khô) thì khi ngâm cần theo tỉ lệ: 1kg củ đinh lăng khô ngâm chung với 7 lít rượu. Khoảng 3 tháng là có thể mang ra dùng được.

Lưu ý: mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40ml, không nên lạm dụng rượu quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Công dụng: rượu đinh lăng giúp thông kinh mạch, phong tán hàn, tiêu viêm, trị đau lưng do phong hàn, bồi bổ khí huyết tăng sức khoẻ.

Rễ đinh lăng nấu nước uống

Cách làm: rễ đinh lăng sau khi được phơi khô đem đi thái mỏng. Cho vào nồi theo tỉ lệ: 0,5g đinh lăng và 100ml nước đun sôi trong 15 phút. Để cho nguội là có thể chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

Đối với phụ nữ sau sinh bị tắc sữa, căng vú sữa có thể dùng: 30-40g rễ củ đinh lăng sắc với 500ml nước đến khi còn 250ml chia ra uống trong ngày. Nên uống lúc nóng và kéo dài 2-3 ngày để có hiệu quả thông tia sữa, vú hết đau nhức.

Một số bài thuốc đông y từ rễ đinh lăng

Dưới đây là một số bài thuốc từ rễ đinh lăng và tác dụng:

  • Chống đau dạ con và tăng tiết sữa ở mẹ sau sinh, trường hợp này dùng thuốc sắc từ rễ đinh lăng. Cách làm: dùng rễ đinh lăng thái lát nhỏ rồi sao cho vàng, dùng 8-16g sắc chung với 400ml nước đến khi còn 100ml.
  • Chữa đau đầu, sốt lâu ngày, háo khát, đau tức ngực hoặc nước tiểu vàng. Nguyên liệu gồm: 30g rễ đinh lăng tươi, 10g lá hoặc vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g rễ sài hồ, 20g lá tre, 30g rau má, 30g cam thảo dây, 20g chua me đất. Cách làm: đem tất cả nguyên liệu thái nhỏ, đổ ngập nước rồi sắc cho đến khi còn 250ml, chia thành 3 lần uống cả ngày.
  • Trị viêm gan mãn tính. Nguyên liệu gồm: 12g rễ đinh lăng, 20g nhân trần, 16g ý dĩ, 12g cho mỗi vị: chi tử, biển đậu, hoài sơn, rễ cỏ tranh, ngũ gia bì và xa tiền tử, 8g cho mỗi vị: uất kim, ngưu tất. Tất cả nguyên liệu đem sắc uống ngày 1 thang.
  • Trị thiếu máu: nguyên liệu gồm 100g cho mỗi vị: rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh, 20g tam thất. Tất cả đem tán nhỏ rây thành bột, sắc uống mỗi ngày 100g.
  • Trị liệt dương: nguyên liệu gồm 12g cho mỗi vị: rễ đinh lăng, ý dĩ, hoài sơn, hà thủ ô, hoàng tinh, cám nếp, long nhãn, 8g cho mỗi vị: trâu cổ, cao ban long, 6g sa nhân sắc thành thang uống trong ngày.
  • Điều trị đau lưng: nguyên liệu gồm 20-30g rễ đinh lăng đem rửa sạch rồi thái mỏng và phơi cho khô. Kết hợp rễ đinh lăng và gừng mật ong cho vào ấm sắc uống. Mỗi ngày có thể uống từ 2-3 lần, dùng trong 7-10 ngày để thấy hiệu quả giảm đau lưng do kinh mạch được lưu thông, khí huyết đầy đủ.
  • Chữa ho suyễn: nguyên liệu gồm 8g mỗi vị: rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá, 6g bồ công anh, 4g gừng khô cho vào ấm, đổ 600ml nước vào sắc cho tới khi còn 250ml. Chia ra làm 2 lần uống trong ngày, nên uống khi hỗn hợp còn nóng.

Ai không nên dùng rễ đinh lăng thường xuyên

Các đối tượng sau không nên dùng rễ đinh lăng:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú, với các mẹ dùng rễ củ đinh lăng chống tắc sữa có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ khi dùng.
  • Người đang bị bệnh gan.
  • Người đang dùng các thuốc điều trị bệnh khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng đinh lăng trị bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng rễ đinh lăng

Đinh lăng cũng giống như các loại cây có nhựa mủ khác, nhựa đinh lăng nhiều ở phần vỏ, phần nhựa này cũng là thành phần dược chất tuy nhiên dùng liều lượng quá mức có thể gây ngộ độc. Liều chết LD50 của đinh lăng được thí nghiệm trên chuột là 32,9 gam/kg, nhân sâm là 16,5 gam/kg, ngũ gia bì là 14,5 gam/kg.

Trong đinh lăng có thành phần độc tố saponin gây vỡ hồng cầu. Vậy nên nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến triệu chứng say, mệt mỏi, tiêu chảy.

Trong lúc dùng rễ củ đinh lăng sắc uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác, không nên ăn nhiều rau muống vì có thể gây giảm tác dụng của bài thuốc.

Trên đây là tất cả những thông tin về: công dụng, cách sử dụng cùng với những lưu ý khi sử dụng rễ củ đinh lăng mà Vivita cung cấp cho những ai đang có ý định dùng rễ đinh lăng trị bệnh, cần tham khảo và nắm đủ thông tin trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version