#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cảnh Báo Nguy Hiểm Ra Máu Sau Khi Mổ Thai Ngoài Tử Cung

Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng phổ biến. Liệu đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm hay chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường? 

Trong bài viết này, Vivita sẽ giúp chị em tìm hiểu về việc ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung cũng như các vấn đề liên quan khác như biến chứng hay cách chăm sóc sau phẫu thuật.

Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung là hiện tượng thường thấy và được giới chuyên gia lý giải do phản xạ của hệ thần kinh trung ương. Khi mang thai dù là trong hay ngoài tử cung, cơ thể chị em sẽ tiết ra nội tiết tố để làm dày niêm mạc, nuôi dưỡng thai nhi.

Sau khi mổ thai ngoài tử cung, cơ thể sẽ suy giảm hormone nội tiết tố, làm bong lớp niêm mạc và gây chảy máu giống hiện tượng kinh nguyệt.

Chính vì thế, sau mổ thai ngoài tử cung bị ra máu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và thường chỉ diễn ra từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp âm đạo ra máu trên 5 ngày, lượng máu không giảm, chị em nên tái khám sau khi mổ thai ngoài tử cung.

Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có thể là dấu hiệu nguy hiểm
Ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Thế nào là thai ngoài tử cung?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng khối thai do nhiều lý do tác động mà nằm sai vị trí như ở vòi tử cung, buồng trứng, ống cổ tử cung,…thay vì làm tổ ở buồng tử cung.

Nguyên nhân chính gây mang thai ngoài tử cung là do chị em mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục hay chị em có tiền sử chửa ngoài tử cung, từng phẫu thuật vùng chậu,… Bên cạnh đó, chị em phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hay uống nhiều rượu bia cũng có thể mang thai ngoài tử cung.

Cách chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

  • Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh

Một số triệu chứng phổ biến cảnh báo cơ thể mang thai ngoài tử cung:

– Đau bụng âm ỉ ở vùng hạ vị, có khi đau thành từng cơn.

– Cơ thể chậm kinh, sau đó âm đạo ra máu với lượng ít, màu nâu đen và có lẫn dịch.

Nếu không phát hiện sớm, khối thai ngoài tử cung sẽ bị vỡ và gây ra những biến chứng nguy hiểm:

– Đau bụng đột ngột, dữ dội, cơ thể ra nhiều mồ hôi.

– Cơ thể bị mất máu cấp: da dẻ xanh xao, chân tay lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp hạ.

Hình ảnh so sánh mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung
  • Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm

– Định lượng βhCG máu: phần lớn chị em phụ nữ khi mang thai sẽ có nồng độ βhCG cao gấp đôi chỉ sau 48 giờ. Nếu lượng βhCG không tăng, đồng thời siêu âm không có thai trong tử cung thì rất có thể là mang thai ngoài tử cung.

– Progesterone huyết thanh: khi chửa ngoài tử cung, nồng độ progesterone thấp hơn <5ng/ml.

– Siêu âm bụng và âm đạo: kết quả siêu âm không phát hiện hình ảnh túi ối trong buồng tử cung, vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước nhỏ cạnh tử cung.

Tại sao phải mổ thai ngoài tử cung?

Túi thai khi không nằm trong buồng tử cung sẽ không thể phát triển được. Nếu như không xử lý kịp thời, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Đặc biệt, khi ống dẫn trứng bị vỡ có thể gây xuất huyết trong ổ bụng, chảy máu ồ ạt. Chính vì thế, cần phát hiện và xử lý sớm khi cơ thể mang thai ngoài tử cung.

Cách mổ thai ngoài tử cung

Mổ thai ngoài tử cung thường được thực hiện bằng 2 cách: 

  • Phẫu thuật nội soi: đây là phương pháp được ưu tiên với nhiều ưu điểm như để lại vết mổ nhỏ, tính thẩm mỹ cao, thời gian nằm viện ngắn. Đặc biệt, phương pháp này còn bảo tồn vòi tử cung, rất quan trọng với chị em vẫn còn ý định sinh nở.
  • Phẫu thuật mở: phương pháp này được áp dụng khi khối thai ngoài tử cung đã bị vỡ, vẫn còn nhiều màu trong ổ bụng,…

Biến chứng sau khi mổ thai ngoài tử cung

Ngoài ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung, cơ thể sẽ gặp một vài biến chứng phổ biến khác:

Sốt cao

Sau khi mổ thai ngoài tử cung, cơ thể dễ bị sốt cao, khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,…Đó có thể do vết mổ chưa lành, bị bục chỉ hay viêm nhiễm. 

Nếu chị em bị sốt cao quá 24h thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Bụng đau dữ dội

Chị em sẽ phải đối mặt với những cơn đau bụng dữ dội với tần suất dày đặc sau khi mổ thai ngoài tử cung. Những cơn đau bụng sẽ dịu và giảm dần khi vết mổ lành lại. 

Trong một số trường hợp, chị em có thể bị đau kéo dài từ một đến một vài tháng. Để giảm bớt sự khó chịu, chị em có thể dùng thuốc giảm đau dưới sự kê đơn của bác sĩ. 

Tuy nhiên, nếu chị em cảm thấy những cơn đau không giảm dần mà có dấu hiệu ngày một dữ dội, chị em cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đau bụng dữ dội là một trong những biến chứng thường gặp sau khi mổ thai ngoài tử cung

Vết mổ bị sưng

Sau khi mổ thai ngoài tử cung, chị em cần lưu ý vệ sinh vết mổ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng. Nếu vệ sinh không đúng cách hoặc không vệ sinh thường xuyên có thể dẫn đến sưng tấy, đau nhức, viêm nhiễm vết mổ,…

Lúc này, nếu vết mổ không được xử lý kịp thời có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như chảy máu nhiều, nhiễm trùng huyết, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

Một số biến chứng thường gặp khác

  • Đau tức ngực: đây có thể được coi là “tác dụng phụ” khi cơ thể chưa quen với việc không còn mang thai. Cơn đau có thể kéo dài một vài tuần và sẽ chấm dứt khi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
  • Cơ thể mệt mỏi: sau khi phẫu thuật, cơ thể đang trong quá trình hồi phục và hệ miễn dịch phải làm việc hết công suất để chữa lành vết thương. Chính điều này đã khiến cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải.
  • Bụng dễ bị chướng, đầy hơi: đây là một trong những biến chứng phổ biến khác sau khi mổ thai ngoài tử cung, là phản ứng của cơ thể với vết mổ. Biến chứng này có thể kéo dài đến 6 tuần, nếu lâu hơn thì đây có thể là dấu hiệu báo vết mổ bị viêm, chị cần thăm khám và xử lý sớm.

Chăm sóc sau khi mổ thai ngoài tử cung như thế nào?

Sức khỏe chị em phụ nữ sau khi mổ thai ngoài tử cung thường rất yếu, vùng cổ tử cung bị tổn thương và hệ miễn dịch bị suy yếu. Chính vì thế, chị em cần được nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để cơ thể nhanh chóng hồi phục. 

  • Vệ sinh vết mổ và vùng kín đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, chị em chỉ nên dùng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không thụt rửa sâu hay dùng các chất tẩy rửa mạnh.
  • Không uống thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng, ưu tiên các loại thực phẩm lành tính, dễ tiêu hoá như các loại củ, rau xanh, trái cây, thịt, cá, gà,…Hạn chế ăn các món có tính hàn như hải sản, bắp cải,…
  • Nói không với chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 6 tuần để cơ thể chị em có thời gian phục hồi cả về tinh thần và thể chất.
  • Hạn chế hoạt động nặng, gây quá sức, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.
  • Nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn để dễ tiêu hoá cũng như giúp vết mổ mau lành.
Nghỉ ngơi thường xuyên là cách chăm sóc sau mổ thai ngoài tử cung tốt nhất

Trên đây là lời giải đáp của Vivita về thắc mắc ra máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có nguy hiểm không của chị em. Để biết thêm thông tin liên quan, chị em có thể liên hệ Vivita để được tư vấn chi tiết hơn. 

 

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version