Người bệnh tràn dịch gối nên kiêng ăn gì?
Xem nhanh nội dung bài viết
Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng mà dịch tiết ở đầu gối bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối, từ đó gây ra các hiện tượng sưng, đau, phù nề. Không những thế, tràn dịch khớp gối còn có thể đi kèm với hiện tượng tích tụ máu trong khớp gối.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân tràn dịch khớp gối sẽ gặp những hạn chế trong vận động khớp gối khi đi lại, gập gối, đứng thẳng,.. Nhưng nếu bệnh không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn như xơ cứng khớp, dính khớp, có thể dẫn tới nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
Chấn thương: Các chấn thương xảy ra trong quá trình chơi thể thao quá sức hoặc hoạt động sai tư thế, té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm tổn thương đến sụn khớp, dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, rách sụn chêm, gãy xương…là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tràn dịch khớp gối.
Bệnh lý xương khớp: Các bệnh nhân bị bệnh lý xương khớp vốn có trong cơ thể như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, nang bao hoạt dịch khớp, các bệnh rối loạn về tình trạng đông máu…thường có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối.
Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma, vi rút, vi nấm,… cũng có khả năng gây tràn dịch khớp gối.
Các yếu tố nguy cơ:
- Tuổi tác: Từ tuổi 30 đến người già ngoài 50 tuổi, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp ngày càng tăng, trong đó phổ biến là viêm khớp, thoái hoá, và tràn dịch khớp gối.
- Hoạt động thể thao, thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc: Vận động viên hoặc người thường xuyên vận động gối với cường độ cao, sai tư thế có nguy cơ chấn thương nhiều hơn, từ đó có nguy cơ tràn dịch khớp gối cao hơn.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng tăng làm tăng áp lực lên khớp gối, thời gian dài làm tổn thương các thành phần của khớp, dẫn đến tràn dịch bên trong khớp gối.
Triệu chứng tràn dịch gối
Dưới đây là các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh tràn dịch khớp gối:
- Đầu gối bị sưng nề, to hơn bình thường.
- Lượng dịch ở trong khớp gối tăng lên gây chèn ép dây thần kinh.
- Sốt, nóng trong người (biểu hiện của tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn).
- Cảm giác đau ở khớp gối khi gập, đứng, đi lại.,…
- Bệnh ở giai đoạn nặng có thể bị dính khớp, xơ cứng khớp…
Tràn dịch khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như đã nêu ở trên, chính vì vậy mà các biểu hiện của bệnh cũng khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Các cách chẩn đoán tràn dịch khớp gối
Để có được sự chẩn đoán chính xác nhân về nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cần được chỉ định tiến hành các thủ thuật sau:
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định tình trạng viêm nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…
- Chụp X-quang: Xác định được các tổn thương như trật khớp, gãy xương, thoái hóa khớp, u xương,…
- Chụp cộng hưởng từ: Xác định được các tổn thương xương và phần mềm của khớp.
- Hút dịch khớp: nhằm xác định được bản chất dịch khớp, xác định có tích tụ máu hay không, xác định được vi khuẩn gây viêm nhiễm và có hay không dấu hiệu bệnh gout,..
Biến chứng của bệnh tràn dịch khớp gối
Những trường hợp người bệnh không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển tiêu cực và để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Cùng tìm hiểu xem các biến chứng có thể của bệnh tràn dịch khớp gối nhé:
- Đau nhức, sưng tấy: Đau nhức và sưng tấy luôn là những dấu hiệu đầu tiên khi bệnh mới xuất hiện. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ kéo dài xuyên suốt quá trình điều trị bệnh. Không những thế, tần suất và mức độ của các cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian nếu điều trị không hiệu quả. Việc này khiến người bệnh đau đớn và khó chịu trong một thời gian dài.
- Không thể đứng thẳng chân: Tình trạng đầu gối sưng quá to, khớp dường như bị biến dạng, khiến người bệnh không thể đứng thẳng chân như bình thường. Đầu gối luôn trùng, người có cảm giác thấp xuống. Ngoài ra, áp lực từ trọng lượng cơ thể dồn lên khớp gối sẽ gây ra những cơn đau, từ đó làm người bệnh ngại vận động.
- Không thể đi lại bình thường: Các cơn đau sẽ tăng mức độ mỗi khi bệnh nhân bước chân đi. Tình trạng này kéo dài trong suốt quá trình điều trị khiến cho bệnh nhân không thể đi lại bình thường, có trường hợp chân xuất hiện hiện tượng run, đứng không vững.
- Teo cơ, liệt chi: Các cơ phía bên dưới đầu gối dần dần có hiện yếu dần (một phần vì bệnh, một phần vì ngại vận động), nếu không được điều trị đúng cách và hiệu quả thì nguy cơ bị teo chi, liệt chi sẽ rất cao.
Người bệnh tràn dịch gối nên kiêng ăn gì?
Nội tạng động vật
Người bệnh xương khớp nói chung và bệnh tràn dịch gối nói riêng nên hạn chế tối đa dung nạp các loại nội tạng động vật như ruột, gan, phổi, tim… Đây là những loại thực phẩm có hàm lượng cao chất purin làm nghiêm trọng tình trạng viêm nhiễm, từ đó tác động đến hiệu quả điều trị.
Bia rượu
Các chất kích thích là các chất cấm kỵ với người bị tràn dịch gối. Đối với người khoẻ mạnh, các chất kích thích này sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…. Trong khi đó, đối với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân tràn dịch gối nói riêng, việc sử dụng các chất kích thích sẽ khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn và làm chậm kết quả của quá trình điều trị.
Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị bệnh xương khớp. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm và khiến các ổ khớp bị phá hủy.
Thịt đỏ
Bệnh nhân tràn dịch gối sẽ bị giảm khả năng lưu thông máu đến chân dẫn đến thường xuyên bị đau và tê. Trong thời gian dài có thể dẫn đến teo cơ. Thịt đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình này nhanh hơn và còn gây ra các cơn đau dữ dội hơn. Vì vậy, bệnh nhân bị tràn dịch gối cần hạn chế tối đa lượng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bao gồm thịt bò, dê và trâu.
Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu hay thịt chó rất giàu đạm. Những loại thực phẩm này bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng lại phản tác dụng khi bạn bị các vấn đề về xương khớp. Tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, protein và vitamin nhưng lại làm ức chế sự hấp thụ canxi của cơ thể đến xương khớp, từ đó làm xương, sụn khớp mất độ dẻo dai, kém chắc khỏe, giòn và dễ gãy. Trong thành phần của các loại thịt đỏ còn chứa chất béo dễ hão hòa với axit làm thúc đẩy nhanh tình trạng viêm nhiễm. Từ đó làm cho tình trạng xương khớp sẽ càng thêm trầm trọng hơn và giảm hiệu quả điều trị.
Đồ ăn chế biến sẵn
Các loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, thức ăn nhanh trong quán, đồ ăn được chế biến sẵn bán ngoài trời, nem chua, phô mai que, khoai tây chiên…. Các loại đồ ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh ở người cũng như giảm khả năng hồi phục của bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.
Khoai tây chiên, gà rán, dăm bông, xúc xích… chứa rất nhiều cholesterol – một loại chất béo xấu có trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và quá trình phòng ngừa thoái hóa tự nhiên.
Trong thức ăn chế biến sẵn có chứa khá nhiều dầu mỡ đã qua sử dụng. Khi dung nạp vào cơ thể, các thực phẩm này làm tăng lượng chất béo có hại, tăng cholesterol trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Hệ quả làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Trên đây là tất tần tật về tràn dịch khớp gối cũng như các loại thực phẩm mà người bệnh tràn dịch gối nên kiêng ăn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp kiến thức để bạn có thể hiểu biết hơn về bệnh và biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình để phòng ngừa và điều trị bệnh tràn dịch khớp gối một cách hiệu quả nhất.