#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Giải đáp đau dạ dày kiêng ăn gì?

Đau dạ dày kiêng ăn gì? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm khi xuất hiện những dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh lý ở dạ dày. Đặc biệt, là về vấn đề dinh dưỡng vì nếu chỉ cần ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu.

Do đó, người bệnh và cả người thân đang chăm sóc cần chú ý đến dinh dưỡng của người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi. Đây được xem là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm. Dưới đây là một số chia sẻ về các thực phẩm người dùng nên kiêng khi điều trị bệnh lý ở dạ dày. Nào hãy cùng nhau tìm hiểu nhé !

Nguyên nhân đau dạ dày là gì?

Người bệnh đau dạ dày đều sẽ có lúc sẽ gặp tình trạng đau bụng dạ dày thoáng qua và không đáng lo ngại. Nhưng trong vài trường hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng kèm theo, bạn có thể cần đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục sớm nhất.

nguyen nhan dau da day pho bien nhat hien nay
nguyên nhân đau dạ dầy từ đâu ? Khắc phục như thế nào hiệu quả nhanh chóng

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày phổ biến hiện nay.

Yếu tố tâm lý

Khi lo âu, căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ dẫn đến tăng tiết axit ở dạ dày gây viêm loét dạ dày. Tình trạng đau có thể sẽ ngừng nếu bệnh nhân cải thiện được trạng thái tâm lý nhưng sẽ kéo dài và tái phát nhiều lần. Đặc biệt, là khi người bệnh căng thẳng trong công việc, stress với cuộc sống.

Chế độ ăn uống chưa hợp lý

Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp ở người bị viêm loét dạ dày. Khi ăn những đồ cay nóng, chua, quá nóng hay quá lạnh thường xuyên dẫn đến những tổn hại niêm mạc dạ dày. Hoặc ăn không đúng bữa, bỏ bữa, nhịn đói thường xuyên cũng gây ra bệnh đau dạ dày, từ đó tiến triển thành viêm, loét dạ dày.

Ngoài ra, các đồ uống kích thích như rượu, bia, nước ngọt khi được sử dụng thường xuyên sẽ đều dẫn đến và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đây là nguyên nhân gây đau dạ dày phần lớn ở nam giới.

Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu, hầu hết những bệnh nhân bị đau dạ dày đều có tiền sử gia đình có người đã mắc bệnh. Những người có nhóm máu O cũng chiếm tỉ lệ bị viêm loét dạ dày cao hơn các nhóm máu khác

Nhiễm khuẩn được xem là thủ phạm chính gây ra bệnh lý dạ dày.

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori

Nhiễm khuẩn được xem là thủ phạm chính gây ra bệnh lý dạ dày. Vi khuẩn này rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa, điển hình là đường miệng – miệng. Bởi chúng có trong nước bọt, mảng bám răng nên tỉ lệ lây nhiễm khá cao, riêng ở Việt Nam con số này lên đến 70%.

Khi xâm nhập vào dạ dày, chúng gây tổn thương niêm mạc dạ dày bằng cách phá hủy lớp nhày bảo vệ niêm mạc đồng thời sản sinh ra các độc tố làm tổn thương các tế bào niêm mạc từ đó mà gây ra viêm, loét.. Hiện nay, tỉ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng tăng cao do thực trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi của đại đa số người dân. Điều này dẫn đến việc điều trị nhiễm khuẩn HP bằng kháng sinh ngày một khó khăn hơn.

Yếu tố miễn dịch

Một số nghiên cứu gần đây mới phát hiện ra có các kháng thể kháng tế bào thành hoặc kháng yếu tố nội sinh dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Đặc biệt thói quen sinh hoạt không đều độ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý phổ biến nhất. :Những thói quen không điều độ như ngủ không đúng giờ thức khuya, ăn uống thất thường, hay thói quen hút thuốc lá đều là những nguyên nhân có thể gây ra bệnh.

Sử dụng kháng sinh

Một số thuốc có tác dụng không mong muốn là gây loét dạ dày như NSAIDs, corticoid,…Khi được sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ làm tổn thương liên tục niêm mạc dạ dày do ức chế chất Prostaglandin trong cơ thể.

Do đó, để khắc phục và phòng ngừa những cơn đau dạ dày. Bạn cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý. Hơn hết là cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng. Vậy ăn như thế nào hợp lý và phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả ?

Người đau dạ dày kiêng ăn gì?

Người đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn đồ gia vị cay nóng

#1 Đồ cay nóng

Người đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn đồ gia vị cay nóng. Một số gia vị cần lưu ý như tiêu, ớt bởi sẽ làm tăng axit trong dạ dày khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm thức ăn cay nóng còn gây ra tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày từ đó, làm cho chứng viêm dạ dày nặng hơn.

#2 Chất kích thích: rượu, bia

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…là tác nhân gây ra bệnh đau dạ dày nên việc sử dụng chất kích thích sẽ chỉ khiến cho dạ dày tổn thương nặng hơn mà thôi. Nếu không kiêng cữ và áp dụng đúng theo chỉ dặn của bác sĩ chắc chắn nguy cơ chảy máu dạ dày, thủng dạ dày là rất cao. Vì vậy, muốn dạ dày khỏe mạnh tốt nhất bạn nên loại bỏ ngay các chất kích thích cấm này ra khỏi chế độ ăn uống của mình.

#3 Thực phẩm có chất béo

Thực phẩm giàu chất béo kích thích đường ruột dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hoá và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây nên tình trạng táo bón.

Ngoài ra, thức ăn giàu chất béo còn làm hệ tiêu hoá vận động nhiều hơn, lâu hơn gây ra sự mệt mỏi dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy. Vì vậy, khi bị đau dạ dày bệnh nhân không nên ăn loại đồ ăn có chứa quá nhiều chất béo  như bơ, phô mai, thịt…

Vì vậy, với bệnh đau dạ dày, tốt nhất bạn nên hạn chế việc ăn các loại đậu cùng lúc.

#4 Các loại đậu

FODMAPs là một loại đường có trong các loại đậu. Đây là loại đường không gây bất kỳ điều gì cho người khoẻ mạnh. Nhưng với người đau dạ dày, FODMAPs lại gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu thậm chí nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu tương…sẽ chứa nhiều hoạt chất carbohydrat phức hợp khiến cho axit trong dạ dày bị dư thừa. Từ đó dẫn đến việc bị đầy hơi rất khó chịu. Vì vậy, với bệnh đau dạ dày, tốt nhất bạn nên hạn chế việc ăn các loại đậu cùng lúc. 

#5 Thực phẩm lên men, chua, cũ

Thức ăn lên men như cà muối, dưa muối và các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, xoài, chanh…thường làm cho nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Vì vậy, khi ăn vào người bệnh sẽ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng nên bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn các loại thức ăn này.

Thức ăn lên men như cà muối, dưa muối và các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, xoài, chanh…thường làm cho nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Vì vậy, khi ăn vào người bệnh sẽ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng nên bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn các loại thức ăn này.

Một số lưu ý trong việc ăn uống dành cho người đau dạ dày

điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ người bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn

Để dạ dày nhanh chóng bình phục ngoài việc nên lưu ý ăn gì trong bữa ăn và không nên ăn gì thì người bị bệnh đã và đang gặp những cơ đau dạ dày cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Nên thái nhỏ đồ ăn, nấu chín kỹ, nhai kỹ khi ăn để tránh tạo áp lực mạnh lên dạ dày. Tuyệt đối không nên ăn các món ăn chiên xào thì nên nấu các món hấp, luộc, om sẽ giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.
  • Không nên ăn quá no sẽ khiến gây phồng dạ dày, axit tiết ra nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để axit trong dạ dày được trung hoà.
  • Nên áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng mà chuyên y bác sĩ đã đã đề ra sau quá trình thăm khám. Ngoài ra cần tham khảo việc áp dụng trị liệu dạ dày thông thường với chữa đau dạ dày một cách tự nhiên.
  • Không để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng hơn. Nên để tinh thân thoải mái và vui vẻ.

Tuy nhiên,  bạn cần biết việc điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ người bệnh có thể điều trị được đau dạ dày hiệu quả hơn. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên tìm đến các phương thuốc và bệnh viện chuyên khoa nhằm giúp điều trị tận gốc, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Như vậy, đau dạ dày nên ăn và kiêng gì để giảm đau, nhanh khỏi? Để bệnh đau dạ dày mau khỏi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tuân thủ đúng nguyên tắc ăn chậm và nhai kỹ. Quan trọng hơn, người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh và tích cực thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và có hướng điều trị sớm nhất, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version