#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Gai cột sống là gì? Những điều mà ai cũng nên biết 

Gai cột sống là gì? 

Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương ở phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Bản chất của sự hình thành gai xương là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương. Nguyên nhân là cơ thể thực hiện tự tu bổ, cải thiện sụn khớp sau khi bị tổn thương do viêm xương khớp, chấn thương dây chằng hoặc thoái hóa cột sống,..

Thực tế cho thấy khi con người già đi, đĩa đệm sẽ bị mòn và xẹp dần, dây chằng cố định xương sống cũng trở nên lỏng lẻo, hai đốt sống liền kề cọ xát vào nhau, theo thời gian sẽ tạo thành gai xương.

Gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương
Gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương

Nguyên nhân gây gai cột sống

  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp gây kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới bề mặt xương nhô ra và hình thành các gai xương.
  • Lắng đọng canxi: Đĩa đệm cột sống khi bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng tại các đốt sống bị chùng giãn, lỏng lẻo. Cùng lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng bị dày lên để có thể chịu lực và giữ vững cột sống.
  • Chấn thương: Gai cột sống có thể là kết quả của quá trình xương tự tu bổ, hồi phục sau khi gặp chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép,..
  • Thoái hóa cột sống: quá trình biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển. Để tránh hiện tượng gai xương, bệnh nhân thoái hoá cột sống phải biết cách điều trị và kiểm soát được tình trạng bệnh.

Triệu chứng gai cột sống

  • Đau ở vùng thắt lưng hoặc cổ, nơi xuất hiện gai xương, nhất là khi đi hoặc đứng.
  • Cảm giác bất thường hoặc thỉnh thoảng bị mất cảm giác ở vùng cột sống cổ hoặc lưng.
  • Gai cột sống thắt lưng: Các cơn đau xuất hiện ở thắt lưng sau đó lan dần xuống vùng mông và có thể đau dọc hai chân 
  • Gai cột sống cổ: Các cơn đau xuất hiện ở cổ, kéo lên đỉnh đầu gây đau buốt, chóng mặt, buồn nôn, sau đó lan xuống vai và cánh tay gây ra tê tay.
  • Cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi và đau nặng hơn khi đi lại vận động.

Phân loại bệnh

Y học phân loại các bệnh gai cột sống dựa vào các vị trí xuất hiện các gai xương. Có hai vị trí gai cột sống thường xuất hiện nhiều nhất:

  • Gai đốt sống cổ: Gai xương mọc ra ở vùng đốt sống cổ.
  • Gai đốt sống thắt lưng: Gai xương mọc ra ở vùng đốt sống thắt lưng do trọng lượng cơ thể gây ra áp lực rất lớn lên vùng này nên dễ dẫn đến tổn thương và hình thành gai xương.
Y học phân loại các bệnh gai cột sống dựa vào các vị trí xuất hiện các gai xương

Cách chẩn đoán gai cột sống

Để chẩn đoán bệnh gai cột sống bạn cần thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm điện cơ (EMG) và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh (EMG/NCV)
  • Chụp X – quang
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Điều trị gai cột sống bằng Tây y

Gai cột sống gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài, làm ảnh hưởng lớn đến vận động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Không những thế, nếu như không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển tiêu cực và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Chữa trị gai cột sống bằng thuốc tây là cách điều trị phổ biến có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm các cơn đau, nhưng đa số thuốc chỉ mang tính chất tạm thời. Không những thế, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, có hại cho chức năng gan, thận nên các bệnh nhân cần cân nhắc.  Dưới đây là một số loại thuốc tây hay dùng:

  • Nhóm chống viêm giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen.
  • Thuốc chữa gai cột sống giúp cắt cơn đau nhanh, thuốc giãn cơ và bổ trợ thêm một số loại vitamin nhóm B để phục hồi nhanh chóng.
  • Thuốc tiêm steroid có tác dụng giảm đau nhanh chóng, chống viêm cực mạnh nhưng có tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị gai cột sống bằng Đông y

Trong quan niệm dân gian cũng có nhiều bài thuốc từ các thảo dược tự nhiên, có tác dụng giảm triệu chứng đau khi bị gai cột sống. Bạn có thể tham khảo các vị thuốc như ngải cứu, xương rồng, đu đủ, lá lốt, hạt đười ươi…

Các bài thuốc Đông y đa số đều an toàn nhưng người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt quả điều trị bệnh mong đợi.

Cách phòng ngừa gai cột sống

  • Chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách luôn giữ cho cột sống ở tư thế tốt nhất, không ngồi quá lâu hoặc sai tư thế.Ví dụ, trong lúc ngồi làm việc với máy tính, không gập cổ hoặc gù lưng quá mức, cần đi lại thư giãn cột sống sau 1 giờ đồng hồ ngồi
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải sức ép lên cột sống.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá banh,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Ngoài ra, cần bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Lựa chọn nệm không quá cứng kết hợp với tư thế ngủ chuẩn, không cong vẹo cột sống,…

Gai cột sống nên ăn gì

Thực phẩm giàu vitamin K

Có nhiều nghiên cứu cho rằng vitamin K có thể thúc đẩy mật độ xương, hỗ trợ cho quá trình điều trị. Người bệnh cần bổ sung vitamin K vào chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các thực phẩm: Rau lá xanh, thịt, phô mai, trứng,…

Rau xanh

Người bị gai cột sống nên ăn gì đó chính là rau xanh. Rau xanh không chỉ giúp giảm đau khi bị gai cột sống mà còn rất nhiều các loại bệnh xương khớp khác. Ranh xanh bổ sung vitamin, chất xơ đặc biệt là trong những loại thực phẩm có màu xanh thẫm như rau ngót. Vì vậy, người bị gai cột sống cần phải bổ sung lượng rau xanh trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong.

Rau xanh không chỉ giúp giảm đau khi bị gai cột sống mà còn rất nhiều các loại bệnh xương khớp khác

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C

Vitamin C được biết đến là kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, ngăn chặn lão hóa cũng như giảm tình trạng đau sưng rất hiệu quả. Không những thế, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời tăng độ dẻo dai cho hệ xương khớp.

Trong các loại rau củ có chứa hàm lượng lớn vitamin C bao gồm rau cải, ớt chuông, cà chua,… Bệnh nhân được khuyến khích tiêu thụ một cốc nước ép bưởi hoặc cam mỗi ngày để cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp hạn chế sự phát triển của gai xương.

Thực phẩm giàu canxi

Nhiều người quan niệm cho rằng việc bổ sung thêm canxi sẽ làm cho gai của đốt sống hình thành nhiều hơn. Tuy nhiên đó là quan niệm không có căn cứ khoa học và cực kỳ sai lầm. 

Bởi lẽ người bệnh gai cột sống càng cần được bổ sung thêm canxi vừa đủ để tăng cường sức khỏe xương và còn góp phần ngăn chặn tình trạng loãng xương. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến hải sản như tôm, cua,… và sữa tươi cũng là nguồn bổ sung canxi rất tốt.

Ngũ cốc nguyên hạt

Đây cũng là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh cần thiết cho bệnh nhân gai cột sống. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn để chống lại phản ứng viêm trong xương khớp từ đó giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng đau nhức mà bệnh gai cột sống gây ra cho người bệnh.

Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn

Không những thế, một số thành phần khác có trong ngũ cốc nguyên hạt còn hỗ trợ quá trình sản xuất dịch khớp. Điều này giúp các đốt sống giảm ma sát khi vận động và hạn chế tình trạng gai xương tác động đến các rễ dây thần kinh.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc kiến thức về bệnh gai cột sống và những điều cần phải biết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version