#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau khớp khuỷu tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Đau khớp khuỷu tay là bệnh lý xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh gây đau nhức và khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn và có biện pháp điều trị phù hợp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đau khớp khuỷu tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả nhất nhé!

1. Đau khớp khuỷu tay là gì?

Đau khuỷu tay là loại bệnh thường  xảy ra do tổn thương ở cơ và gân ở vùng khủyu tay. Chức năng chính của khuỷu tay chính là để gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Đau khuỷu tay là bệnh là khi cơ bắp nối với gân bị đứt hoặc giãn.

 

Đau khớp khuỷu tay là bệnh khá phổ biến
Đau khớp khuỷu tay là bệnh khá phổ biến

2. Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Nguyên nhân cơ học

Những nguyên nhân do chấn thương, tác động cơ học dẫn đến đau khớp khủy cánh tay bao gồm:

– Trật khớp khuỷu tay. Đây là tình trạng một trong những xương hình thành nên khuỷu tay bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này xảy ra do ngã bất ngờ chống tay xuống đỡ, tác động bên ngoài dẫn đến gây đau khớp khuỷu tay, giảm phạm vi hoạt động.

– Gãy xương khuỷu tay. Đau khớp khuỷu tay có thể do nguyên nhân gãy xương ở khuỷu tay. Điều này xảy ra thường là do một cú ngã bất ngờ, chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông.

– Căng cơ và bong gân. Điều này có thể xảy ra khi cánh tay phải chịu một lực quá lớn như nâng vật nặng hoặc làm việc quá sức, chấn thương khi thể thao. Điều này có thể dẫn đến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách, rách khớp gây đau khớp khuỷu tay.

Đau khớp khuỷu tay do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân bệnh lý

Đau khớp khủy tay cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:

– Viêm khớp. Khi khớp khuỷu tay của bạn xảy ra tình trạng viêm, đặc biệt là rất dễ bị viêm khớp dạng thấp. Điều này xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch của bạn tấn công nhầm các mô khỏe mạnh dẫn đến sưng và đau khớp khuỷu tay. Nếu không được điều trị kịp thời, các sụn khớp khuỷu tay sẽ nứt và vỡ ra dẫn đến 2 đầu xương cọ xát với nhau gây đau cứng khớp.

– Loạn sản xương khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên là chủ yếu. Điều này xảy ra dẫn đến các mảnh xương và một số sụn sau đó vỡ ra gây đau khớp khủy tay trong khi hoạt động.

– Bệnh gout. Đối với những bệnh nhân bị gout thì rất dễ gây ra bệnh đau khớp khủy tay. Bởi vì chất Axit uric tích tụ nhiều ở phần khớp khuỷu tay dẫn đến hình thành bệnh gout ở khuỷu tay gây đau.

– Bệnh lupus. Cũng giống như bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống tự miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh dẫn đến các khớp khuỷu tay bị viêm gây đau khớp khuỷu tay.

– Bệnh lyme. Bệnh xảy ra khi bạn bị ve cắn, và sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Bệnh có thể gây đau hệ thống dây thần kinh, đau ở các khớp như tay, chân…

Các bệnh lý cũng là nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp khuỷu tay

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Dấu hiện dễ dàng nhận biết đó là cảm giác đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Nếu người bệnh có các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay thì các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cần theo dõi để phát hiện bệnh sớm

4. Đối tượng bị bệnh đau khớp khuỷu tay

Đối tượng dễ bị bệnh nhất là những người thường xuyên lao động hoặc tập thể thao mạnh, đặc biệt khi khuỷu tay phải lặp đi lặp lại một động tác như khi đánh tennis, golf. Bệnh cũng thường xảy ra ở người từ 30 đến 50 tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Cách chữa trị bệnh đau khớp khuỷu tay

Dùng thuốc Tây

Dùng thuốc là phương pháp có khả năng kiểm soát tốt tình trạng đau nhức tại khuỷu tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe và mức độ đau nhức mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc thích hợp.

Một số loại thuốc có khả năng kiểm soát cơn đau và những triệu chứng khó chịu đi kèm:

– Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến

– Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids

– Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Naproxen, Diclofena, Ibuprofen, Aspirin…

– Thuốc giãn cơ

– Corticosteroid sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

Những loại thuốc nêu trên có thể giúp bạn giảm đau và mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với liều cao hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Tây khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh

Điều trị tại nhà

Nghỉ ngơi: Hãy để khuỷu tay của bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giảm đau và sưng. Ngưng các hoạt động gây ra cơn đau trong 1-2 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ. Sau đó mới được trở lại hoạt động bình thường.

Dùng nẹp, băng khuỷu tay: Quấn băng đàn hồi quanh khuỷu tay để giữ ấm và giúp chuyển động linh hoạt. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định khớp khuỷu tay. Sử dụng nẹp giúp hỗ trợ giảm áp lực lên cánh tay khi bạn thực hiện một số hoạt động nhất định.

Chườm lạnh: Nước đá giúp giảm sưng đau và giúp ngăn ngừa tổn thương mô. Sử dụng một túi nước đá (không được áp trực tiếp đá) hoặc đặt đá nghiền trong túi nhựa. Đặt lên khuỷu tay của bạn trong 15 đến 20 phút, 3 đến 4 lần mỗi ngày, theo chỉ dẫn.

Điều trị đau khớp khuỷu tay tại nhà hiệu quả

Phương pháp vật lý trị liệu trị đau khuỷu tay

Vật lý trị liệu hay còn gọi là phục hồi chức năng có thể là lựa chọn đầu tiên khi bị đau, bao gồm đau khuỷu tay. Vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường sức mạnh của khuỷu tay và ngăn ngừa sự tái phát của tình trạng này.

Người hướng dẫn vật lý trị liệu của bạn có thể giúp bạn thực hiện một số bài tập để khôi phục lại sự linh hoạt của khớp khuỷu. Các bài tập đơn giản khác có thể được khuyến khích để dần củng cố và kéo giãn các cơ xung quanh khớp khuỷu. Cơ khỏe có thể hỗ trợ khớp và xương.

Bạn có thể được yêu cầu thực hiện bài tập này ít nhất một lần mỗi ngày, hãy cố gắng giữ khuỷu tay của bạn hoạt động. Thiếu vận động có thể làm cho cơn đau trở nên tệ hơn và khuỷu tay trở nên cứng.

Châm cứu đôi khi có thể được sử dụng. Trong khi châm cứu, các loại kim chuyên dụng được đâm vào các huyệt dưới da để kích thích dây thần kinh. Cơ thể bạn sẽ giải phóng các chất giảm đau tự nhiên − hormone endorphin. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của châm cứu, nhưng bạn cũng nên thử nếu các phương pháp điều trị không phẫu thuật không hiệu quả.

6. Cách phòng ngừa bệnh đau khớp khuỷu tay

Lối sống khoẻ mạnh, chế độ ăn tốt cho sức khoẻ và tập luyện thể thao đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

Tránh những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên các khớp xương.

Duy trì tập luyện thể thao đều đặn giúp các khớp linh hoat làm tăng độ chắc khoẻ của các cơ nên giảm áp lực lên các khớp.

Tránh mang vác những vật nặng để giảm nguy cơ viêm khớp vùng lưng, mắt cá chân và đầu gối.

Ăn uống và sinh hoạt điều độ rất tốt cho sức khoẻ và giúp tránh xa bệnh viêm khớp.

Cần xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh

Các bạn thân mến, trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau khớp khuỷu tay và có phương pháp điều trị phù hợp. Cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version