#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bị thoái hóa cột sống không nên ăn những gì?

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) bị hao mòn, tổn thương, bị mất dần cấu trúc và chức năng của chúng.

Đây là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở lên. Phổ biến nhất là người cao tuổi, người lao động nặng, dân văn phòng… Theo thống kê, có gần 85% người Việt Nam trên 50 tuổi gặp hiện tượng thoái hóa cột sống, theo đó tỉ lệ mắc phải ở nữ giới cao hơn so nam giới.

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp xuất hiện do sự tổn thương sụn khớp bởi các tác nhân ngoại cảnh như thói quen sinh hoạt sai cách, thường xuyên phải mang vác vật nặng, chế độ dinh dưỡng không khoa học,…Bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau nhức dữ dội tại cột sống vùng bị thoái hóa, các cơn đau có thể lan dần sang các khu vực lân cận như vai, cánh tay, về lâu dài có thể gây teo cơ, đau dây thần kinh tọa, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp xuất hiện do sự tổn thương sụn khớp bởi các tác nhân ngoại cảnh
Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp xuất hiện do sự tổn thương sụn khớp bởi các tác nhân ngoại cảnh

Có 2 vị trí cột sống dễ bị thoái hóa gồm:

  • Thoái hóa cột sống cổ: Là bệnh xương khớp mãn tính, thường có nguyên nhân chính là tuổi tác cao kèm lão hoá từ đó gây thoái hóa các đĩa đệm và sụn khớp. Bệnh có diễn biến phức tạp, trải qua nhiều cấp độ với những dấu hiệu khác nhau, nhưng đa phần là xuất hiện các triệu chứng như đau cổ, lan dần xuống vai gáy và cứng khớp kéo dài. Vị trí thường bị thoái hoá nhất là C5-C6-C7.
  • Thoái hóa cột sống lưng: Bệnh xuất hiện kèm theo những biến đổi hình thái ở đốt sống lưng, từ đó làm đường cong sinh lý của cột sống thắt lưng không còn bình thường. Các vị trí thường bị thoái hoá là L5-S1 và L4-L5.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Cùng với khám lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành một vài xét nghiệm nhất định để hỗ trợ chẩn đoán xem bạn có bị viêm xương khớp cột sống không. Những xét nghiệm này bao gồm chụp X-quang và MRI hoặc xét nghiệm máu:

  • X-quang là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán thoái hóa cột sống nhằm kiểm tra xem có tổn thương xương, gai đốt xương và mất sụn hoặc đĩa không. Tuy nhiên, X-quang không hiển thị các thiệt hại lớn ở sụn;
  • Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh khác;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để hiển thị những tổn thương ở đĩa đệm và xác định vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
Bệnh xuất hiện kèm theo những biến đổi hình thái ở đốt sống lưng

Bị thoái hóa cột sống không nên ăn những gì?

Các chất kích thích

Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm cột sống cấp tính và khiến các ổ khớp bị phá hủy. Không chỉ thế, bệnh nhân cũng nên từ bỏ hút thuốc lá bởi đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.

Thực phẩm giàu chất đạm

Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò, các loại thịt màu đỏ…là những thực phẩm mà người bệnh thoái hoá cột sống nên hạn chế bởi các chất có trong đồ ăn này có thể khiến tình trạng viêm cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, giảm hiệu quả điều trị. Các loại thực phẩm giàu đạm khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích dịch axit ở các khớp tiết ra nhiều hơn, gây ra tình trạng viêm cột sống. Ngoài ra,, người bị thoái hóa đốt sống cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột, omega 6.

Thực phẩm giàu chất đạm khiến tình trạng viêm cột sống trở nên nghiêm trọng hơn

Các loại gia vị quá cay quá nóng

Các loại gia vị thường góp phần tăng sức hấp dẫn của các món ăn. Song những loại như bột ớt, ớt tươi, mù tạt bạn chỉ nên cho lượng vừa đủ. Bởi chúng sẽ là tác nhân nguy hiểm khiến bạn bị nóng trong người. Ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và chúng còn khiến hệ cơ trở nên mệt mỏi hơn khi phải làm việc quá nhiều nữa.

Gia vị cay nóng khiến hệ cơ trở nên mệt mỏi hơn

Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic

Acid oxalic sẽ có nhiều trong các loại hoa quả sau: cà chua, của cải, khoai tây, việt quất và quả mận. Trong chế độ ăn hằng ngày chúng ta nên loại bỏ đi các loại hoa quả này vì nó sẽ làm tăng triệu chứng phù nề và kèm theo phản ứng viêm. Đối với người bệnh thoái hoá cột sống nếu sử dụng nhiều thực phẩm này thì tình trạng đau nhức sẽ trở nên nặng hơn. 

Các loại thịt có màu đỏ

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu hay thịt chó rất giàu đạm. Những loại thực phẩm này bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng lại phản tác dụng khi bạn bị đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp, viêm khớp hay thoái hóa đốt sống cổ. Tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, protein và vitamin nhưng lại làm ức chế sự hấp thụ canxi của cơ thể đến xương khớp, từ đó làm xương, sụn khớp mất độ dẻo dai, kém chắc khỏe, giòn và dễ gãy. Trong thành phần của các loại thịt đỏ còn chứa chất béo dễ hão hòa với axit làm thúc đẩy nhanh tình trạng viêm nhiễm. Từ đó làm cho tình trạng thoái hóa sẽ càng thêm trầm trọng hơn và giảm hiệu quả điều trị.

Thức ăn giàu tinh bột

Các loại thực phẩm giàu tinh bột như bắp, bột mì, các loại bánh chế biến từ bột mì,… sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường làm tăng lượng đường trong máu một cách đáng kể. Từ đó có thể hình thành hợp chất cytokine – một hợp chất gây viêm, làm cho tình trạng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế tối đa, hoặc loại trừ các loại thức ăn nhanh ra khỏi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Không những thế, người bệnh cần hạn chế thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ và nội tạng động vật. Các thực phẩm này làm tăng lượng mỡ trong máu và tăng nguy cơ gây phản ứng viêm ở mặt trong bao khớp.

Đồ chế biến sẵn

Khoai tây chiên, gà rán, dăm bông, xúc xích… chứa rất nhiều cholesterol – một loại chất béo xấu có trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và quá trình phòng ngừa thoái hóa tự nhiên. 

Đồ ăn chế biến sẵn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và quá trình phòng ngừa thoái hóa tự nhiên

Thức ăn mặn và đồ uống ngọt nhiều đường

Đối với người bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hoá cột sống nói riêng, cần hạn chế tối đa đường và muối. Bởi 2 loại gia vị này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng cơ thể hấp thu canxi và tăng các phản ứng viêm khớp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống không những không thuyên giảm mà ngày càng tồi tệ.

Việc tiêu thụ lượng lớn đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì

Việc tiêu thụ lượng lớn đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là cột sống. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cột sống bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống. Không những thế, dung nạp quá nhiều đường sẽ gây kháng insulin. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương. Nếu cơ thể thiếu hụt insulin sẽ làm giảm các tạo cốt bào sinh xương. Từ đó, khối lượng xương sẽ bị suy giảm và mất dần chức năng, tăng khả năng mắc bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa và loãng xương.

Trên đây là tất tần tần các loại thực phẩm mà người bệnh thoái hoá cột sống cần tránh xa. Hãy là người tiêu dùng thông minh, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí để ngăn ngừa và điều trị tốt bệnh thoái hoá cột sống cho bản thân và gia đình. Mặc dù các bệnh xương khớp nói chung không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng như teo cơ, teo chi, bại liệt,… Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh thoái hoá cột sống này.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version