#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[GIẢI ĐÁP] Bệnh Tiểu Đường Có Trị Được Không?

Tiểu đường, hay còn được biết đến với tên gọi đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường, dẫn đến việc cơ thể sẽ phải đối mặt với những rối loạn nghiêm trọng. Vậy bệnh tiểu đường có trị được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường nhưng có thể kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp. Cùng Vivita.vn tìm hiểu những phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả được các chuyên gia lựa chọn và đánh giá cao.

Các phương pháp hỗ trợ trị bệnh tiểu đường 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Kiểm soát chế độ ăn uống 

Tại sao cần kiểm soát chế độ ăn uống?

Kiểm soát chế độ ăn là một trong những bước ưu tiên hàng đầu trong việc hạ thấp đường huyết không cần dùng thuốc. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao. 

Các thức ăn có chứa nhiều calo khiến lượng đường trong máu có thể tăng vọt gây mất kiểm soát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến thần kinh, tim và thận. Điều này đòi hỏi cần có một chế độ dinh dưỡng và một thói quen ăn uống lành mạnh. 

Kiểm soát chế độ ăn uống khi bị bệnh tiểu đường

Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường gồm những gì?

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ,… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào,… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ,… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive,…

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như sầu riêng, hồng chín, xoài chín,…

Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

  • Kiêng thực phẩm nhiều đường, quá ngọt.
  • Hạn chế tinh bột.
  • Không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa.
  • Nói “không” với đồ hộp, đồ chiên.
  • Tránh sử dụng trái cây sấy, sữa có đường.
  • Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích,…

Xem thêm sản phẩm liên quan hỗ trợ ổn định đường huyết: Viên sủi Diabet

Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường hay bất kỳ ai cũng đều quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL có hại và tăng chất béo cholesterol HDL lành mạnh.

Nhiều nghiên cứu về lợi ích của tập thể dục đối với bệnh tiểu đường với các kết quả nổi bật sau:

  • Những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất hai giờ một tuần giúp giảm nguy cơ tử vong do biến chứng bệnh tim mạch. 
  • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất bốn giờ một tuần để tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.
  • Nên lưu ý rằng thời gian tập thể dục tốt nhất là khoảng một đến ba giờ sau khi ăn, khi lượng đường trong máu cao hơn trước khi ăn.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe.

Từ bỏ các thói quen xấu 

Thức đêm

Những ai hay thức đêm sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc gần đây cho thấy, những người thức khuya làm việc từ đêm về sáng là nhóm có khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao hơn những người ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm.

Thức đêm được coi là một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Bỏ hay nhịn ăn sáng

Nhịn hay ít bữa sáng là điều bất lợi và có xu hướng phản tác dụng, làm cho lượng ăn ban trưa tăng lên, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cơ thể bị mất cân bằng thực phẩm, việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng y học hiện đại

Cấy ghép tuyến tụy 

Phương pháp cấy ghép toàn bộ tuyến tụy có thể được áp dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Tuyến tụy được cấy ghép thành công sẽ giúp cơ thể khôi phục lại khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nguồn tuyến tụy khan hiếm cùng với việc người bệnh phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời nên họ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

Liệu pháp tế bào gốc

Các tế bào gốc sẽ cấy ghép vào cơ thể để phát triển thành các tế bào beta – tế bào tuyến tụy. Kết quả của các nghiên cứu bước đầu cho thấy, liệu pháp này có thể giúp cải thiện rõ rệt quá trình trao đổi glucose.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng y học cổ truyền

Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng y học cổ truyền cũng được nhiều người áp dụng. Thực tế, có những bài thuốc giúp giảm các triệu chứng của tiểu đường như khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, thèm ăn,… 

Điều trị các thể bệnh này được lấy bài thuốc chung đó là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch để làm nền tảng. Do đó, nhiều bài thuốc ra đời không chỉ giúp điều trị triệu chứng, giảm dần các biểu hiện của tiểu đường mà còn giúp điều trị từ sâu bên trong cơ thể và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng y học cổ truyền

Các loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được hormon tuyến tụy và cơ thể bị thiếu. Khi thiếu hormon tuyến tụy, đường không được chuyển hóa dẫn đến bị ứ đọng trong máu.

Đối tượng bị tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và người trẻ, tuy chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng số người bị đái tháo đường trên thế giới nhưng đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính của tiểu đường tuýp 1 được xác định chủ yếu do yếu tố di truyền.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể bạn vẫn sản xuất được hormon tuyến tụy, nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu. Một vài nguyên nhân gây ra sự rối loạn chuyển hóa này bao gồm yếu tố di truyền, béo phì, tế bào Beta trong tuyến tụy bị tổn thương.

Khoảng 95% người bị tiểu đường trên thế giới là tuýp 2. Mặc dù tiểu đường tuýp 2 trước đây thường xảy ra ở người lớn tuổi, trong những năm gần đây bệnh thường xảy ra ở những người trẻ hơn và cả trẻ em.

Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 có thể được phòng ngừa nếu bạn sống cân bằng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với việc tập thể dục đều đặn và giảm cân khoa học.

Tiểu đường ở phụ nữ mang thai.

Tiểu đường ở phụ nữ mang thai là trường hợp bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị.

Tiểu đường ở phụ nữ mang thai thường ngắn hạn và sẽ hết khi bạn kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ bị tiểu đường về sau của phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai sẽ cao hơn những người khác. Vì thế, bạn nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng lối sống vận động lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị tiểu đường trong tương lai.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng mãn tính

Nguy cơ nhiễm trùng 

Đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu, sinh dục, vết loét lâu lành,…Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, dai dẳng và thường khó điều trị.

Biến chứng ở mắt 

Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, lâu dần sẽ làm suy giảm thị lực của người bệnh hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

Tổn thương về thần kinh

Biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở những người mắc bệnh đái tháo đường là tổn thương về thần kinh. Biến chứng về thần kinh bao gồm các cảm giác đau, tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, nóng ở chân, nhịp tim, nhịp thở không ổn định, tiết mồ hôi nhiều.

Tổn thương thần kinh thực vật gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, có thể kể đến như nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa,…

Biến chứng ở bàn chân 

Biến chứng ở bàn chân thường xảy ra khi có biến chứng tổn thương về thần kinh. Bàn chân sẽ cảm thấy ngứa, đau, rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Ngoài ra, bệnh còn làm giảm lưu lượng máu đến chân, biến dạng bàn chân hoặc ngón chân. 

Một số triệu chứng ban đầu ở người bị biến chứng bàn chân do mắc bệnh tiểu đường như: sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, đau ở chân, vết loét hở ở bàn chân chậm lành hoặc chảy nước, các vết nứt khô trên da,…

Ketoacidosis tiểu đường 

Khi các tế bào trong cơ thể không nhận được glucose cần thiết để sản sinh năng lượng, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo tạo ra ketone. Ketone tích tụ trong máu làm tăng tính acid nên hàm lượng ketone cao sẽ gây độc cho cơ thể, khi đó người bệnh sẽ mắc ketoacidosis tiểu đường (DKA). 

DKA là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng của DKA là người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da khô, đỏ ửng, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng, luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.

Biến chứng ở thận 

Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể với chức năng chính là loại bỏ các chất thải từ trong máu. Mắc bệnh tiểu đường làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mãn tính, suy thận.

Biến chứng tim mạch

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Người mắc bệnh tiểu đường có khả năng đột quỵ cao hơn so với những người không mắc bệnh.

Biến chứng trong thời kỳ mang thai

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ, trẻ sinh ra bị thừa cân và có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

Một số biến chứng mãn tính khi bị bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính 

Hôn mê: đường huyết quá cao làm tăng áp lực thẩm thấu, có thể dẫn đến hôn mê. Người bệnh rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu ngay lập tức.

Hạ đường huyết: Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l, bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào,mệt mỏi, run chân tay, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực,…Nguyên nhân có thể do dùng dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu.

Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường 

Tránh ỷ lại vào thuốc điều trị

Việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thường kéo dài và có thể khiến người bệnh dễ dàng gặp phải các tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng liều cao. 

Nếu bạn ỷ lại và lạm dụng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh, nguy cơ gặp tác dụng phụ thuốc sẽ tăng cao mà lại không đạt được hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, điều này còn dẫn đến những bệnh tiềm ẩn khác như bệnh gan, thận, rối loạn lipid máu, tim mạch,…

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là yếu tố đóng vai trò quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị, đồng thời kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Do đó, bạn nên kiểm tra mức đường huyết 2 lần/ ngày trong khoảng 2 giờ sau ăn và trước khi đi ngủ.

Bạn có thể kiểm tra đường huyết tại nhà bằng cách dùng máy thử đường huyết cá nhân uy tín, bảo quản que thử đường huyết một cách cẩn thận. Bạn cũng nên có sổ theo dõi đường huyết để khi đi khám bác sĩ có thể căn cứ vào đó và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Tuân thủ phác đồ điều trị

Sau khi thăm khám kiểm tra các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người bệnh. Trách nhiệm của mỗi người là tuân thủ theo đúng những chỉ định bác sĩ đưa ra. 

Tuy nhiên, có một sai lầm mà nhiều người bị bệnh tiểu đường mắc phải, đó là đánh giá bệnh qua triệu chứng, cảm giác của bản thân hoặc kết quả đo đường huyết tại nhà mà tự ý ngưng điều trị. Việc này có thể khiến đường huyết tăng vọt bất cứ lúc nào, làm tăng nguy cơ các biến chứng. Bạn nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ và chỉ nên thay đổi phương pháp hoặc ngừng khi được bác sĩ chỉ định.

Uống thuốc đúng thời điểm

Dù bất cứ loại thuốc nào bao gồm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời điểm để mang lại hiệu quả điều trị cao. Mỗi loại thuốc được kê đơn sẽ có ghi rõ về thời gian dùng để người bệnh thực hiện theo. Thời điểm sử dụng của một số nhóm thuốc bao gồm:

  • Nhóm Acarbose: uống ngay trước khi ăn.
  • Nhóm Sulfonylureas: dùng trước khi ăn 15 – 30 phút.
  • Nhóm ức chế DPP-4: có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Nhóm Thiazolidinediones: có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Nhóm Metformin: uống sau khi ăn để hạn chế tác dụng phụ thuốc trên đường tiêu hóa.

Không tự ý mua thuốc trị tiểu đường

Khi đang điều trị tiểu đường, người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thuốc mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc hợp lý. 

Nhiều người thường tự ý đến hiệu thuốc mua lại theo đơn chỉ định cũ của bác sĩ mà không tái khám, điều này có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn do bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng giai đoạn.

Các loại thảo dược phòng ngừa bệnh tiểu đường

Dây Thìa Canh 

Dây Thìa Canh

Dây Thìa Canh là loại thảo dược nằm trong top những cây thảo dược quý hiện nay. Từ xa xưa, dân gian ta đã sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. 

Trong loại cây này có hoạt chất Acid Gymnemic với khả năng giảm được lượng đường vào máu. Từ đó, lượng đường huyết trong cơ thể của bạn cũng dần được kiểm soát trở về mức an toàn. Đặc biệt, khi sử dụng loại thảo dược này sẽ mang đến sự an toàn không làm tụt đường huyết. Đồng thời sẽ đào thải 1 lượng Cholesterol giảm bớt nguy cơ tăng cân ở bệnh nhân. 

Cây Húng Quế 

Cây Húng Quế

Cây Húng Quế được biết đến là cây gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt Nam. Bên cạnh hương vị đặc trưng, loại cây này còn được đánh giá là 1 cây thuốc quý giá dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trong loại thảo dược này có chứa hàm lượng tinh dầu Eugenol cao, đặc biệt là ở phần hoa của cây. Cây có tác dụng làm tăng kích thích vị giác, lợi tiểu, giảm viêm, giảm đau. Những người mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng thảo dược này sẽ kiểm soát lượng đường huyết và có thể hỗ trợ trị  khỏi chứng đau nhức xương khớp cho bệnh nhân nhờ lượng tinh dầu trong cây.

Bồ Công Anh

Bồ Công Anh

Bồ Công Anh không còn là loại thảo dược xa lạ. Dược liệu này có chứa nhiều chất sắt, canxi và có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Bên cạnh các tác dụng lớn như kháng viêm, tiêu độc, giúp tiêu hóa tốt,  Bồ Công Anh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Việc sử dụng trà từ loài cây này đều đặn sẽ giúp giảm lượng glucose ở trong máu xuống mức an toàn. Hơn nữa, khi uống trà, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng bệnh của mình tốt hơn.

Giảo Cổ Lam

Giảo Cổ Lam là vị thuốc quý với nhiều công dụng vượt trội và hỗ trợ điều trị bệnh như: giảm cholesterol trong máu, giảm béo, thanh nhiệt, giải độc và chống viêm. Đồng thời có khả năng  tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt, thảo dược còn hỗ trợ nhiều trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Trong Giảo Cổ Lam có chứa nhiều dưỡng chất quý như tanin, polysaccharide,… và đặc biệt là phanoside. Đây đều là những hoạt chất có lợi cho người bị tiểu đường.

Cây Ổi

Cây ổi

Việc sử dụng nước ép ổi và nước lá ổi thường xuyên sẽ mang đến cho bạn lượng đường trong máu ổn định và ngăn chặn hiện tượng tăng đường huyết đột ngột. Tất cả là nhờ chất xơ trong ổi có tác dụng làm giảm nồng độ glycemic. 

Chưa hết, bạn hãy sử dụng quả ổi để hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách gọt vỏ ép lấy nước uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 30ml. Vỏ của quả ổi khiến lượng đường trong máu không bị tăng lên đột ngột và có tác dụng trong hỗ trợ trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Sau một thời gian sử dụng, chắc hẳn bạn sẽ thấy được kết quả tốt. 

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Thông qua bài viết của Vivita.vn, hy vọng rằng quý bạn đọc đã có cách nhìn khái quát hơn về bệnh tiểu đường. Từ đó có thể giải đáp vấn đề liêu bệnh tiểu đường có trị được không và xây dựng pháp đồ điều trị, ngăn ngừa bệnh một cách khoa học, đem lại sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình.

>> Xem thêm: 5 Cách Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Giai Đoạn Đầu Tại Nhà

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version