#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? Những vấn đề cần lưu ý

Bệnh thoái hóa cột sống là một trong những bệnh mà bạn thường thấy gặp phải ở những người làm việc văn phòng. Ngoài ra, ở độ tuổi trung và lão niên cũng gặp phải, vậy bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? Bài viết này của Vivita sẽ giải đáp mọi thắc mắc về bệnh thoái hóa dành cho bạn

Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống gồm có 33 đốt xương kéo dài từ dưới hộp sọ đến xương chậu và được xếp chồng thành khối. Các đốt sống được liên kết với nhau bằng các đĩa đệm. Cột sống có vai trò như một trụ cột giữ cơ thể được đứng thẳng và bảo vệ các dây thần kinh và nội tạng.

Thoái hoá cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) bị hao mòn, tổn thương, bị mất dần cấu trúc và chức năng của chúng.

Đây là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở lên. Phổ biến nhất là người cao tuổi, người lao động nặng, dân văn phòng… Theo thống kê, có gần 85% người Việt Nam trên 50 tuổi gặp hiện tượng thoái hóa cột sống, theo đó tỉ lệ mắc phải ở nữ giới cao hơn so nam giới.

2 vị trí cột sống dễ bị thoái hóa gồm:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Thường xảy ra ở đốt L4 – L5, L5 – S1
  • Thoái hóa cột sống cổ: Các đốt C4, C5, C6, C7 dễ bị thoái hóa
Theo thống kê, có gần 85% người Việt Nam trên 50 tuổi gặp hiện tượng thoái hóa cột sống
Theo thống kê, có gần 85% người Việt Nam trên 50 tuổi gặp hiện tượng thoái hóa cột sống

Nguyên nhân gây thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Lão hóa tự nhiên: Khi bạn càng già đi thì cột sống cũng sẽ bị thoái hóa dần, đây là một quy luật của tự nhiên. Tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xuất hiện khi bạn bắt đầu bước qua độ tuổi 30.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu một chỗ, nằm ngủ hoặc quan hệ tình dục sai tư thế cũng là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
  • Đặc thù công việc: Khi thường xuyên mang vác đồ nặng hoặc cúi gập người, xoay cổ, ngửa cổ nhiều cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng: Khi chế độ dinh dưỡng bị thiếu những chất như canxi, magie, vitamin, … dẫn đến cột sống bị mài mòn, làm giảm khả năng tái tạo xương.
  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân thoái hóa cột sống còn có thể do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như hẹp đốt sống, gai đôi cột sống, gù hay bị vẹo cột sống, …
  • Chấn thương do té ngã, tai nạn: Những chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt và lao động cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Do biến chứng của bệnh lý: Thoái hóa cột sống cũng có thể xuất hiện như một dạng biến chứng của các bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…
Thoái hóa cột sống xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?

Thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể chữa được dứt điểm nếu người bệnh sớm phát hiện triệu chứng và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, xác định đúng nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cũng giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát. 

Điều trị Tây y

  • Nhóm thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal…
  • Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau: diclofenac, meloxicam, piroxicam, paracetamol…
  • Nhóm thuốc đặc trị thoái hoá cột sống: chondroitin, glucosamin, diacerin…

Tuy nhiên, các loại thuốc trên đây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, và còn có nhiều tác dụng phụ nên ít được bác sĩ khuyên dùng trong thời gian dài.  

Điều trị bằng thuốc Nam

Những cây thuốc nam chữa bệnh thoái hóa cột sống thường rất dễ tìm. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc nam cần phù hợp và tuân thủ liều lượng và nguyên tắc. Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam là phương pháp tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Một số loại cây thuốc nam tự nhiên có thể cải thiện tình trạng bệnh thoái hoá cột sống như: cây nhàu, ớt, cây cỏ xước, lá lốt, cây rau dền gai, cây trinh nữ, đu đủ, mễ nhân, cây xương rồng,..

Những cây thuốc nam chữa bệnh thoái hóa cột sống thường rất dễ tìm

Những thực phẩm người bệnh thoái hoá cột sống cần tránh xa

Thực phẩm giàu chất đạm

Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò, các loại thịt màu đỏ…là những thực phẩm mà người bệnh thoái hoá cột sống nên hạn chế bởi các chất có trong đồ ăn này có thể khiến tình trạng viêm cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, giảm hiệu quả điều trị. Các loại thực phẩm giàu đạm khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích dịch axit ở các khớp tiết ra nhiều hơn, gây ra tình trạng viêm cột sống. Ngoài ra,, người bị thoái hóa đốt sống cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột, omega 6.

Thực phẩm chứa nhiều đạm khiến tình trạng viêm cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, giảm hiệu quả điều trị

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế tối đa, hoặc loại trừ các loại thức ăn nhanh ra khỏi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Không những thế, người bệnh cần hạn chế thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ và nội tạng động vật. Các thực phẩm này làm tăng lượng mỡ trong máu và tăng nguy cơ gây phản ứng viêm ở mặt trong bao khớp.

Các chất kích thích

Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm cột sống cấp tính và khiến các ổ khớp bị phá hủy. Không chỉ thế, bệnh nhân cũng nên từ bỏ hút thuốc lá bởi đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.

Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Các loại thịt có màu đỏ

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu hay thịt chó rất giàu đạm. Những loại thực phẩm này bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng lại phản tác dụng khi bạn bị đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp, viêm khớp hay thoái hóa đốt sống cổ. Tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, protein và vitamin nhưng lại làm ức chế sự hấp thụ canxi của cơ thể đến xương khớp, từ đó làm xương, sụn khớp mất độ dẻo dai, kém chắc khỏe, giòn và dễ gãy. Trong thành phần của các loại thịt đỏ còn chứa chất béo dễ hão hòa với axit làm thúc đẩy nhanh tình trạng viêm nhiễm. Từ đó làm cho tình trạng thoái hóa sẽ càng thêm trầm trọng hơn và giảm hiệu quả điều trị.

Thức ăn mặn và đồ uống ngọt nhiều đường

Đối với người bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hoá cột sống nói riêng, cần hạn chế tối đa đường và muối. Bởi 2 loại gia vị này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng cơ thể hấp thu canxi và tăng các phản ứng viêm khớp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống không những không thuyên giảm mà ngày càng tồi tệ. Việc tiêu thụ lượng lớn đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là cột sống. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cột sống bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống. Không những thế, dung nạp quá nhiều đường sẽ gây kháng insulin. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương. Nếu cơ thể thiếu hụt insulin sẽ làm giảm các tạo cốt bào sinh xương. Từ đó, khối lượng xương sẽ bị suy giảm và mất dần chức năng, tăng khả năng mắc bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa và loãng xương.

Đồ chế biến sẵn

Khoai tây chiên, gà rán, dăm bông, xúc xích… chứa rất nhiều cholesterol – một loại chất béo xấu có trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và quá trình phòng ngừa thoái hóa tự nhiên. 

Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic

Acid oxalic sẽ có nhiều trong các loại hoa quả sau: cà chua, của cải, khoai tây, việt quất và quả mận. Trong chế độ ăn hằng ngày chúng ta nên loại bỏ đi các loại hoa quả này vì nó sẽ làm tăng triệu chứng phù nề và kèm theo phản ứng viêm. Đối với người bệnh thoái hoá cột sống nếu sử dụng nhiều thực phẩm này thì tình trạng đau nhức sẽ trở nên nặng hơn. 

Acid oxalic sẽ có nhiều trong các loại hoa quả sau: cà chua, củ cải, khoai tây, việt quất và quả mận

Trên đây là tất tần tật những vấn đề cần lưu ý về bệnh thoái hoá cột sống mà ai cũng nên biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh và có cách phòng ngừa, điều trị tốt nhất, bảo vệ xương khớp cho bản thân và gia đình.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version