#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[THỰC HƯ] Việc Chữa Chân Tay Miệng Bằng Rau Sam Có Hết Không? 

Phòng Và Trị Bệnh

Chữa chân tay miệng bằng rau sam là bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và tăng cường sức khỏe nhanh chóng cho trẻ. Tuy nhiên, “chữa bệnh bằng cách này có thực sự khỏi hẳn không” là băn khoăn của các bậc phụ huynh khi con em mình mắc bệnh tay chân miệng.

Thông qua bài viết này, Dược sĩ Linh Chi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tác dụng thực sự của rau sam và giải đáp thắc mắc về việc dùng loại thảo dược này để chữa tay chân miệng có tốt như lời đồn.

QC

Chữa chân tay miệng bằng rau sam và những điều cần biết

Trước khi tìm hiểu thực hư về công dụng của rau sam trong chữa bệnh chân tay miệng, Linh Chi sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về loại rau dân dã này, cũng như lợi ích tuyệt vời của nó trong đời sống chúng ta.

Rau sam là gì?

Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ sống, có sức sống mãnh liệt ngay cả khi nó được trồng trên những vùng đất khô cằn, khắc nghiệt. 

Bên cạnh đó, rau sam không cần chăm bón quá đặc biệt, nó có thể mọc tự nhiên và vươn lên một cách mạnh mẽ. Ở loại rau này, người ta cảm nhận được vị thanh dịu, chua nhẹ, cùng thân ngoài mang một màu đỏ tía đặc trưng khiến cho rau sam không lẫn vào đâu được.

Cụ thể, rau sam có đặc điểm mọc bò sát mặt đất, thân rất mẫm màu đỏ tía, lá xanh mướt, hoa vàng hoặc đỏ rất đẹp. Rau sam có lá hình tròn nhỏ hoặc hơi thuôn. 

Loại rau này còn được gọi với cái tên “rau mùa hè” bởi sức sống mãnh liệt của nó, với hương vi mọng nước đặc trưng, loại rau này khiến người ăn có cảm giác mát dịu ngay cả trong mùa hè nắng gắt.

rau-sam-la-gi
Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ sống, có sức sống mãnh liệt ngay cả khi nó được trồng trên những vùng đất khô cằn.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

Trong rau sam có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, acid folic và choline. Đặc biệt, loại rau này không có cholesterol và chất béo nên vô cùng phù hợp cho người bị mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…

Điểm lý tưởng mà loại rau này có được chính là trong 100 gram rau sam thì đã có đến 90 gram là nước, mang lại tác dụng rất tốt trong việc thải độc và bù nước cho cơ thể.

Ngoài ra, rau sam còn chứa các chất vi lượng quý như đồng, magie, mangan, kẽm,…Những chất này cực kỳ cần thiết cho sức khỏe con người, giúp cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày.

thanh-phan-dinh-duong-co-trong-rau-sam
Loại rau này không có cholesterol và chất béo nên vô cùng phù hợp cho người bị mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…

Công dụng rau sam đối với sức khỏe người dùng

Theo Đông Y, rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, chứa chất kháng sinh tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe, vô cùng lành tính và không gây tác dụng phụ nguy hiểm. 

Rau sam có vị chua, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng. Ngoài ra, loại rau này có khả năng thanh nhiệt, hỗ trợ cải thiện các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè, phù hợp với trong việc chữa chân tay miệng bằng rau sam.

Với chất kháng sinh tự nhiên bên trong nên rau sam có khả năng sát trùng, chữa bệnh mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu và bệnh giun sán đường ruột. 

Rau sam có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa sưng đau ngoài da, đầy bụng, trướng bụng hiệu quả.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ do vi-rút EV71 gây ra. Vi rút này lây lan rất nhanh qua đường miệng, các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ đang mắc bệnh sang trẻ khỏe mạnh. 

Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết rồi phát triển nhanh, cuối cùng hình thành các tổn thương ở da và niêm mạc. Biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng là: viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh.

Nguy hiểm hơn khi trẻ có biến chứng ở não thường không hôn mê sâu mà xuất hiện những triệu chứng như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, thường xuyên hốt hoảng, nói lảm nhảm, run chân tay, co giật…

Khi trẻ có biểu hiện thông qua những biến chứng trên mà phụ huynh không phát hiện và có biện pháp kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ cao tử vong trong vài giờ tới.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-benh-chan-tay-mieng-o-tre-nho
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ do vi-rút EV71 gây ra. Vi rút này lây lan rất nhanh qua đường miệng.

Thực hư việc chữa chân tay miệng bằng rau sam

Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, không ít phụ huynh đã tìm hiểu và áp dụng các bài thảo dược dân gian, cụ thể ở đây là chữa chân tay miệng bằng rau sam khi thấy trẻ trở bệnh nặng.

Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM cho biết: “Trẻ bị tay chân miệng sẽ sốt cao, mệt mỏi. Hơn nửa, miệng của trẻ bị tay chân miệng lở loét, đau rát nên ăn uống kém, mau mất sức. Dân gian cho rằng rau sam có tính thanh nhiệt, giải độc nên khi dùng sẽ tăng sức đề kháng, mau hết bệnh. Tuy nhiên, những loại rau trên chỉ có thể giải quyết các triệu chứng của bệnh như mụn nước, thải độc… chứ không thể trị dứt tay chân miệng.”

BS Đỗ Tân Khoa, Giám đốc BV Y học cổ truyền TP.HCM không phủ nhận những công dụng tuyệt vời của rau sam trong đời sống, giúp biến các món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, khoa học cho đến nay vẫn chưa chứng minh việc chữa chân tay miệng bằng rau sam hiệu quả nên các bác sĩ cũng không khuyên phụ huynh áp dụng loại rau này trong quá trình điều trị.

Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ. Tuyệt đối không nên tin tưởng vào các bài thuốc dân gian khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn.

thuc-hu-viec-chua-chan-tay-mieng-bang-rau-sam
Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ

Trên đây là câu trả lời cho việc chữa chân tay miệng có hết không được chia sẻ bởi Vivita.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng kiêng gì

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)