#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa – Cách khắc phục

Cơ Xương Khớp

Chứng đau thần kinh tọa có thể bắt gặp ở bất cứ ai, đặc biệt bệnh khá phổ biến ở những người ở độ tuổi từ 30 – 60 và nam giới chính là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất. Các chuyên gia Xương Khớp sẽ chia sẻ nguyên nhân gây đau thần kinh toạ và cách chữa trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

QC

Bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau thần kinh tọa xuất phát từ các bệnh lý xương khớp nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, hẹp ống sống, u cột sống, chấn thương cột sống,… khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương, chèn ép.

Khi mắc bệnh, các bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn trong việc sinh hoạt do các triệu chứng bệnh gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.

Biểu hiện phổ biến của bệnh thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa gây ra những triệu chứng điển hình khá dễ nhận biết như sau:

  • Đau một bên cơ thể: Bệnh nhân có triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, chạy từ thắt lưng xuống mông, đùi, khoeo, gót chân, ngón chân. Đặc biệt dấu hiệu đau thần kinh tọa này chỉ xuất hiện ở bên chân.
  • Cứng cột sống: Bệnh nhân rất khó khăn khi thực hiện các hoạt động liên quan đến cột sống như xoay người, cúi gập người, đi lên cầu thang,…
  • Đau khi thay đổi tư thế: Cơn đau thần kinh tọa thường nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân thay đổi tư thế từ đứng sang ngồi, ho, hắt hơi,…
trieu chung dau than kinh toa
Một số triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình
  • Tê bì chân: Người bệnh thường xuyên có cảm giác tê bì, châm chích như bị kiến cắn ở bên chân bị đau, đôi khi cảm giác đau buốt, nóng rát.
  • Mất vận động: Bệnh lâu ngày khiến các cơ bị teo, bệnh nhân đi lại phải lết chân, dáng đi xiêu vẹo,… dần dần gây bại liệt hẳn chi dưới.
  • Loét dinh dưỡng: Bệnh nhân bị mất vận động lâu ngày do đau thần kinh tọa sẽ xuất hiện các vết viêm loét ở chân, gây chảy dịch, dễ dẫn đến hoại tử một phần cơ thể.

Bên cạnh những triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình trên, người bệnh có thể bị phù nề chân, chuột rút chân, giãn tĩnh mạch chân, khó vận động vùng cột sống, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn sinh lý nam,…

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị thoát vị chui lọt vào trong ống sống dẫn đến chèn ép dây thần kinh toạ gây đau thần kinh toạ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh toạ
  • Chấn thương cột sống: Những tai nạn trong lao động, thể thao, sinh hoạt hàng ngày khiến vùng lưng của bệnh nhân bị va đập có thể dẫn đến chấn thương cột sống, gây gãy xương, đau thần kinh toạ, đau cơ xơ hoá,…
  • Thoái hóa cột sống: Sụn khớp đốt sống bị mài mòn khi bị thoái hoá cột sống gây ra đau nhức, đĩa đệm dễ bị thoát vị, những gai xương hình thành có thể chèn ép lên vào tuỷ sống, dây thần kinh cột sống, gây ra bệnh đau thần kinh toạ
  • Dị tật bẩm sinh: Những bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh như gai đôi cột sống, dính khớp đốt sống,… không chỉ làm cột sống bị biến dạng mà còn gây ra tình trạng chèn ép tuỷ sống, dẫn tới bệnh đau thần kinh toạ

Ngồi sai tư thế, phải thường xuyên lao động nặng… cũng dẫn đến tổn thương cột sống, gây ra bệnh đau thần kinh toạ.

Tác hại khó lường của thần kinh tọa khi không điều trị kịp thời

trieu chung dau than kinh toa
Bệnh đau thần kinh tọa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt
  • Những cơn đau nhức khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, stress dẫn đến ăn không ngon, ngủ không sâu giấc
  • Thần kinh tọa gây cứng cột sống
  • Bệnh kéo dài gây teo cơ, bại liệt
  • Khả năng di chuyển, đi lại bị hạn chế
  • Gây ra nhiều căn bệnh về xương khớp nguy hiểm khác: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Các biện pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Điều trị nội khoa

Chế độ nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

Điều trị thuốc

  • Thuốc giảm đau, tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: paracetamol, NSAID, cần lưu ý các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận. Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin.
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Các thuốc vitamin nhóm B
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.

Điều trị vật lý trị liệu

  • Khi cơn đau cấp tính được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Điều này thường bao gồm các bài tập để điều chỉnh tư thế của bạn, tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt
  • Mát xa liệu pháp.
  • Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.
  • Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ. Tùy theo tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:

trieu chung dau than kinh toa
Điều trị triệu chứng đau thần kinh tọa bằng phẫu thuật
  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.

Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

Điều trị hỗ trợ

  • Chườm lạnh: ban đầu, có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch.
  • Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.

Điều trị khác

Các liệu pháp thay thế thường được sử dụng cho đau thắt lưng bao gồm:

  • Châm cứu: Trong châm cứu, người hành nghề đưa những chiếc kim mỏng vào tóc vào những điểm cụ thể trên cơ thể bạn. Một số nghiên cứu cho rằng châm cứu có thể giúp giảm đau lưng, trong khi những người khác không tìm thấy lợi ích. Nếu bạn quyết định thử châm cứu, hãy chọn một học viên được cấp phép để đảm bảo rằng họ đã được đào tạo mở rộng.
  • Nắn khớp xương: Điều chỉnh cột sống (thao tác) là một hình thức trị liệu thần kinh cột sống được sử dụng để điều trị hạn chế vận động cột sống. Mục tiêu là để khôi phục chuyển động của cột sống và kết quả là cải thiện chức năng và giảm đau. Thao tác cột sống dường như có hiệu quả và an toàn như các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho đau thắt lưng, nhưng có thể không phù hợp để giảm đau.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bệnh thần kinh tọa. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh thần kinh tọa này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)