#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Trẻ Bị Tay Chân Miệng Bao Lâu Thì Khỏi Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Phòng Và Trị Bệnh

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi và dấu hiệu để nhận biết chính là các câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh không may khi con mình bị mắc phải. Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều biến chứng nhất là đối với các trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra với người lớn. 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cũng rất đa dạng và việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Vivita.vn tìm hiểu qua bài viết để hiểu rõ hơn về dấu hiệu để nhận biết trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng và các thông tin bổ ích xung quanh căn bệnh này. 

QC

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ nhưng trên thực tế chúng còn tùy thuộc vào thực trạng cơ thể, cách chăm sóc và phương thức điều trị.

Thời gian phục hồi sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau: 

  • Nếu trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 – thể bệnh nhẹ nhất của bệnh thì chỉ sau 7 đến 10 ngày là sẽ khỏi bệnh và có thể điều trị tại nhà. 
  • Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh cấp độ 2 thì sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày và mẹ cần cho bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Tùy vào mức độ tiến triển của các triệu chứng mà thời gian khỏi bệnh có thể dài hơn. 

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Những loại virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác.

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện và chưa có ý thức vệ sinh. Trẻ thiếu niên và người trưởng thành do đã phát triển đầy đủ các kháng thể nên hiếm khi mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trong thực tế trẻ em lớn hơn 5 tuổi hoặc người trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh này. 

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến nhất là vào mùa xuân, hè, và thu. Cụ thể thời gian thường xảy ra và có xu hướng tăng cao là từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày và trong giai đoạn này thường không có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết. Khi mới phát bệnh trẻ sẽ có các triệu chứng giống với cảm cúm thông thường như mệt mỏi, sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng,…

Sau 2 – 5 ngày trẻ sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm sốt, nôn, cơ thể mệt mỏi, tiểu chảy vài lần trong ngày, loét miệng xuất hiện nhiều ở trong khoang miệng (môi trong, lợi, lưỡi), các bóng nước vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét rộng khiến trẻ đau rát và khó khăn khi ăn

Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban phồng rộp và chứa nước bên trong như những bóng nước hình bầu dục lồi (đường kính 2 – 10mm) nổi cộm hoặc ẩn dưới da, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, thậm chí còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn.

Tuy nhiên, các triệu chứng bất thường bao gồm sốt cao trên 39 độ, rung giật cơ, ngủ li bì, mê sảng, nôn liên tục,…có thể xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 và nó là dấu hiệu báo trước bệnh tay chân miệng có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não do virus dẫn đến tử vong, mặc dù tỷ lệ rất thấp và hiếm gặp nhưng các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý quan sát và cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. 

trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt

Trên thực tế không phải trẻ nào khi bị bệnh tay chân miệng đều có dấu hiệu bị sốt và cũng có các trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Chính vì vậy nhiều cha mẹ đã nhầm dấu hiệu này với việc trẻ bị viêm họng hoặc nhiệt miệng thông thường. 

Nguyên nhân cho điều này có thể bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, còn nhẹ, chưa có các triệu chứng hay biểu hiện bệnh rõ ràng tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu bất thường về sức khỏe và cần được theo dõi sát sao để đề phòng các biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, hoặc dịch từ bóng nước trên da khiến virus dễ dàng lây truyền từ trẻ đang bị bệnh sang các trẻ khác. 

Như đã đề cập, tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, ít gặp hơn ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi và đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mầm non khiến căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. 

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay từ 1 tuần đến 10 ngày để hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh bùng phát thành dịch bởi mức độ lây lan của bệnh tay chân miệng là khá nhanh. 

trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa

Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. 

Tuy nhiên bên cạnh virus coxsackievirus A16, bệnh tay chân miệng cũng có thể bắt nguồn từ các virus khác như virus nhóm Enterovirus bao gồm virus enterovirus 71 (EV71) rất nguy hiểm có khả năng gây nên các bệnh ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não). 

Hầu hết các trường hợp bị tay chân miệng đều tự khỏi do mỗi lần bệnh cơ thể có khả năng tạo ra kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng trở lại nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm enterovirus – khả năng bệnh sẽ diễn biến phức tạp và nặng nề hơn. 

Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì?

  • Kiêng đồ ăn, thực phẩm có vị cay, nóng, mặn, chua: vì các thức ăn này tạo thành các cơn đau rát lên vết loét. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thực phẩm, từ đó khiến trẻ càng chán ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra các món ăn quá nóng có thể làm các vết loét trong miệng thêm trầm trọng. 
  • Các bữa ăn của trẻ nên được sắp xếp cách nhau ít nhất 3 – 4 giờ: Nếu trẻ không thể ăn quá nhiều cùng một lúc, có thể chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo lượng dinh dưỡng mỗi ngày. Cơ thể khi bị bệnh rất mệt mỏi nên trẻ không muốn ăn nữa, bạn cũng không nên ép bé ăn thêm.
  • Kiêng xà phòng và các loại sữa tắm:Xà phòng và các loại sữa tắm có thể gây ăn mòn nhẹ trên da và khiến các vết loét lâu lành hơn. Một số loại xà phòng hay sữa tắm nồng độ mạnh thậm chí còn gây đau đớn cho em bé.
  • Kiêng sử dụng chung đồ chơi, đồ ăn với trẻ đang mắc bệnh để phòng chống lây lan bệnh: Khi trẻ bị chân tay miệng cũng không nên ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Ngoài ra cần rửa sạch đồ chơi, muỗng, nĩa, chăn, gối…của trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày. 
trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Trẻ bị Tay Chân Miệng nên kiêng đồ cay nóng, các loại sữa tắm,…

Đọc thêm:

Trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì? 

Bệnh tay chân miệng không cần dùng thuốc cũng có thể khỏi hoàn toàn. Chỉ dùng thuốc trong các trường hợp triệu chứng của bệnh gây đau đớn và khó chịu nghiêm trọng. Bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau từ 3 – 7 ngày kể từ khi trẻ bị nhiễm virus. Nếu không có biến chứng, bệnh tự khỏi sau đó khoảng 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc. 

Thông thường những loại thuốc bôi ngoài da có thể dùng như dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da: xanhmethylen, milian,…và niêm mạc như zytee, kamistad,…khi da bắt đầu có các vết loét.

Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (đặc biệt là thuốc có chứa aspirin) khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Việc bôi các loại thuốc khi không rõ tác dụng của nó có thể sẽ khiến cho các vết loét trên người bé bị tổn thương một cách nặng nề hơn và gây khó khăn trong việc điều trị bệnh. 

trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi cho trẻ bị Tay Chân Miệng

10 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn và hiệu quả

Hầu hết trẻ em mắc tay chân miệng thường là ở cấp độ 1, không nghiêm trọng. Nếu con của bạn phát triển đầy đủ các triệu chứng của bệnh tay chân miệng (sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, phát ban, xuất hiện vết loét…) mà không có các triệu chứng bất thường khác (nôn liên tục, sốt cao quá mức, sốt kéo dài hơn 2 ngày, mê sảng, mất nước…) thì không cần cho trẻ nhập viện mà có thể chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà.

Tắm lá chè xanh hỗ trợ trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tắm lá chè xanh là một trong những mẹo trị bệnh tay chân miệng nói riêng hay các bệnh về da nói chung đã trở nên rất phổ biến đối với các mẹ bỉm từ xưa đến nay bởi vệ sinh cho trẻ bằng sữa tắm thông thường có thể không đủ khả năng diệt khuẩn và kháng viêm. 

Trong lá chè xanh chứa chất kháng khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng và diệt khuẩn bởi hàm lượng chất chống oxy hóa(EGCG) cao. Do vậy, trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể sử dụng để tắm nhằm giảm các nguy cơ nhiễm trùng khi các nốt bọng nước bị vỡ và làm dịu làn da của trẻ một cách nhanh chóng. 

Các mẹ nên chọn những lá chè tươi, sạch, không thuốc trừ sâu để hạn chế các hóa chất gây kích ứng có hại cho làn da non nớt và mỏng manh của trẻ. 

Giảm triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ thông qua cách tắm bằng lá rau sam 

Ông bà ta từ xưa cho rằng các loại lá như rau sam, rau diếp cá, bạc hà có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt để điều trị các bệnh về da. Dù là một loại rau nhưng lá sam cũng được dùng để nấu nước lá tắm cho trẻ với mục đích thanh nhiệt, giải độc và sát trùng bởi trong lá sam có chứa các thành phần như Vitamin A, C, glucozit,…rất hiệu quả và cực kỳ lành tính.

Tuy nhiên các loại lá cây mặc dù không có tác dụng điều trị nhưng chúng vẫn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do tay chân miệng gây ra. Chính vì vậy, trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể tắm lá hoặc không tùy điều kiện, hoàn cảnh và mong muốn của mẹ. Cây sam cũng rất dễ trồng nên mẹ cũng có thể trồng tại vườn nhà để tránh hóa chất gây hại cho làn da của trẻ. 

Dùng lá diếp cá cũng là một trong những cách hỗ trợ trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Cũng tương tự như lá chè hay lá rau sam, diếp cá cũng có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm sưng. Do đó có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Phương pháp tắm lá diếp cá cho trẻ rất tự nhiên, an toàn mà không lo kích ứng da đồng thời lại có hiệu quả rất nhanh. 

Khi nấu nước tắm lá diếp cá các mẹ nên chú ý vệ sinh lá thật kỹ, rửa sạch từng lá bằng nước muối để đảm bảo không còn bụi bẩn, đất cát hay ấu trùng bám lại gây hại cho da trong quá trình sử dụng. 

trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Chè xanh, rau sam, rau diếp cá là các loại thảo dược có công dụng hỗ trợ thuyên giảm Tay Chân Miệng

Uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, nhuyễn

Điều quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng chính là cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong thời gian bị bệnh. Dinh dưỡng là tối quan trọng, nó giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn, kháng thể sớm được sinh ra và trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. 

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn những món phải được chế biến mềm như súp nấu loãng, cháo hoặc canh, tránh những thức ăn quá cứng hoặc quá nóng khiến bé bị đau miệng. Đặc biệt nên cho trẻ ăn những món mà trẻ thích bởi trong giai đoạn này bé sẽ rất biếng ăn do đau rát và mệt mỏi, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác hứng thú ăn hơn để không ảnh hưởng đến sức khỏe hay bị sụt cân. 

Trẻ sẽ không thể ăn nhiều trong một lần vì thế nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 1 đến 2 tiếng. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên giảm thời gian giữa các cữ bú. 

Súc miệng bằng nước muối loãng

Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Đối với chân tay miệng ở trẻ em, khi bé mắc bệnh, bạn hãy khuyến khích con súc miệng bằng nước muối ấm từ 3 – 4 lần một ngày. 

Điều này sẽ giúp bé giảm đau do mụn nước và lở miệng. Bạn có thể sử dụng muối ăn thông thường hoặc muối hồng Himalaya bởi muối hồng được đánh giá cao với khả năng cân bằng độ pH trong khoang miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nên uống nhiều sữa

Sữa cũng là thức uống phù hợp nhất vì khi trẻ bị tay chân miệng, các vết loét ở lưỡi và lợi khiến bé khó nhai, nuốt thì một ly sữa mát giàu dinh dưỡng sẽ giúp làm dịu cơn đau của trẻ. Đồng thời, sữa còn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu chứa nhiều protein tạo tiền đề tăng sức đề kháng giúp bé mau chóng phục hồi và bù lại lượng nước đã mất. Từ đó, bé sẽ đủ sức để vượt qua các triệu chứng của bệnh dễ dàng hơn. 

trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Uống nước mát, sữa hoặc súc miệng bằng nước muối loãng có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe của trẻ bị Tay Chân Miệng

Cho trẻ ăn trứng giúp mau khỏi tay chân miệng

Cũng như sữa, trong quả trứng có chứa rất nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất rất tốt cho trẻ. Ngoài ra các món ăn được chế biến từ trứng thường nên khiến bé không thấy đau đớn trong quá trình nhai nuốt. 

Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau: chiên, luộc, hấp để bữa ăn trở nên đa dạng và giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt khi đang bị bệnh. 

Thêm đu đủ vào khẩu phần ăn của trẻ

Đu đủ là loại quả có vị ngọt chứa nhiều vitamin lại có kết cấu mềm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, rất tốt cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa nên đây là một trong những loại hoa quả cần thiết trong điều trị tay chân miệng ở trẻ. Đu đủ chín ngon, mềm, mát và dễ ăn vừa giúp làm dịu cơn đau trong khoang miệng vừa giúp trẻ thấy ngon miệng hơn trong bữa ăn. 

Kem lạnh trợ giúp trẻ bị Tay Chân Miệng giảm đau

Cảm giác mát lạnh, sảng khoái của kem chính là một giải pháp giảm đau rất kịp thời và dễ chịu khi trẻ đang bị lở loét trong khoang miệng do tay chân miệng gây ra mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn các loại kem trái cây nguyên chất để giúp trẻ có thêm dưỡng chất. Tránh kem từ cacao và socola vì chúng sẽ khiến vết loét nghiêm trọng hơn.

Bổ sung thêm sữa chua cho trẻ bị Tay Chân Miệng

Không chỉ bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa tốt mà còn có protein, canxi, kali, axit folic và các loại vitamin khác giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó sữa chua còn ngọt, mát và mềm giúp xoa dịu cơn đau do các vết loét gây ra làm trẻ ăn ngon hơn nên đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ mắc tay chân miệng. 

trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Những thực phẩm tốt cho trẻ bị Tay Chân Miệng

Biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có vắc xin phòng tay chân miệng ở trẻ em. Vì thế, nhiều trẻ nếu không có sức đề kháng tốt hay được chăm sóc cẩn thận có thể mắc bệnh tái đi tái lại. Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót, đi vệ sinh;
  •  Người bệnh nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Các gia đình, trường mầm non, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 2 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh;
  • Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường mầm non, nhà mẫu giáo, chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh;
  • Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát;
  • Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh;
  • Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời;
  • Các nhà trẻ, mẫu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định.

Ngoài ra, khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ cần lưu ý:

  • Không cho con gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể.
  • Không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Ngâm đồ chơi, quần áo, lau nhà bằng các loại dung dịch khử trùng (tiêu biểu có thể dùng là dung dịch Cloramin B 2%).

Bệnh tay miệng là bệnh do virus đường ruột gây ra (EV). Trẻ bị tay chân miệng thường có triệu chứng sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Bệnh thường ở mức độ nhẹ và chỉ cần 7-10 ngày là có thể hồi phục bằng cách điều trị và chăm sóc đúng cách tại nhà. 

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để có thể kịp thời điều trị nếu bệnh chuyển biến xấu. Vì thế, hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của gia đình mình đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ.

Hy vọng những chia sẻ của thương hiệu Vivita.vn trên đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ, cũng như giải đáp được thắc mắc “trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp một cách nhanh chóng.

Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)