#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Trật khớp vai tái hồi là gì? Những điều cần nên biết

Cơ Xương Khớp

Có thể bạn chưa biết, trật khớp vai tái hồi là tình trạng trụ cầu của xương cánh tay bị trật lặp đi lặp lại ở một người. Đây là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do chấn thương gây ra. Khớp vai là một khớp hoạt động linh hoạt nhất trong cơ thể con người, chính vì thế nên bạn rất dễ bị trật khớp. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng trật khớp vai, bạn hãy tới bệnh viện ngay lập tức vì đây là một chấn thương nghiêm trọng.

QC

Trật khớp vai tái hồi là gì?

Như bạn cũng đã thấy, khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất của cơ thể khi xoay được 360 độ. Đây cũng là khớp khởi phát toàn bộ hoạt động chi trên, đảm bảo sự khéo léo, linh hoạt trong các vận động, cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng…

Hiện tượng trật khớp vai là một loại bệnh lý khớp vai, do chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách; do đó có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay.

Khi bị tổn thương, khớp vai bị trật sẽ có khả năng trật đi trật lại nhiều lần, gây ra tình trạng trật khớp vai tái hồi.

Theo nghiên cứu, có đến 90% trật khớp vai tái hồi nhiều lần sau lần bị đầu tiên, thường xảy ra ở người trẻ (tuổi từ 18 – 28 tuổi) do nhu cầu hoạt động vai nhiều. Khi bị trật đi trật lại nhiều lần, sẽ dễ gây rách rộng thêm các cấu trúc sụn viền và vị trí dây chằng bao khớp, lâu ngày làm khuyết xương, gãy mảnh xương, rách gân cơ chóp xoay dẫn đến khớp vai lỏng lẻo, mất chức năng khiến sức vận động kém, đau vai và khó khăn trong các hoạt động, đặc biệt là tư thế giơ tay cao.

Triệu chứng của bệnh trật khớp vai

Các triệu chứng dấu hiệu biểu hiện phổ biến của trật khớp vai gồm có:

trat khop vai tai hoi la gi
Hiện tượng trật khớp vai tái hồi là một loại bệnh lý về khớp
  • Biến dạng ở khớp bị tổn thương, có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường
  • Tình trạng sưng, bầm tím khu vực vai và cánh tay
  • Đau dữ dội khi người bệnh cố vận động
  • Giảm khả năng di chuyển khớp
  • Co giật, tê, yếu vùng cánh tay, ngón tay, bàn tay
  • Biên độ vận động của khớp vai giảm mạnh, nếu trật khớp nặng sẽ mất hoàn toàn vận động khiến bệnh nhân không thể cử động được
  • Cánh tay không thể duỗi thẳng tự nhiên, thông thường bị dạng 30 – 40 độ xoay ra ngoài
  • Cơ bắp ở vai thường xuyên bị co thắt, đau đớn dữ dội
  • Khớp vai bị trật cũng thường bị tê yếu, ngứa ran xung quanh vùng chấn thương (cổ, dưới cánh tay).

Ngoài ra người bị trật khớp vai cũng có thể gặp một số triệu chứng khác không được đề cập ở đây. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị.2. Nguyên nhân trật khớp vai tái hồi

Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trong cơ thể, thường xảy ra khi bị chấn thương trực tiếp vào vùng vai, hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày hoặc chơi thể thao làm lỏng lẻo dây chằng bao khớp.

Nguyên nhân thường dẫn đến bệnh trật khớp vai tái hồi

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến trật khớp vai tái hồi như:

trạt khop vai tai hoi la gi
Nằm bất động thời gian dài cũng có thể gây trật khớp vai tái hồi
  • Do bất động không đủ thời gian sau khi nắn trật lần đầu tiên
  • Bong rứt nơi bám dây chằng ổ chảo cánh tay (Bankart) chiếm 52% đến 67% những trường hợp trật lại
  • Cơ địa phần mềm lỏng lẻo sẽ có nguy cơ trật khớp tái hồi nhiều hơn
  • Tuổi bệnh nhân càng trẻ nguyên nhân trật tái hồi càng cao, khả năng do chấn thương mạnh và nhất là thiếu tập phục hồi chức năng sau khi nắn trật.

Cách chữa trị khi bị bệnh trật khớp vai tái hồi

Bệnh trật khớp vai tái hồi thường không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, sức lao động và khả năng chơi vận động, chơi thể thao ở người mà còn gây thoái hóa khớp vai và giảm chức năng hoạt động vai về sau. Bên cạnh đó, trật khớp vai tái hồi còn tác động đến vấn đề tâm lý vì bệnh nhân thường lo sợ vai dễ dàng bị trật khớp nhiều lần khác khiến họ ngại vận động, lo lắng về cảm giác đau.

Có nhiều người bệnh bị trật khớp vai tái hồi tìm đến thầy lang hoặc tự nắn sửa không đúng chuyên môn dẫn đến tình trạng nắn khớp sai kỹ thuật, bất động không đủ thời gian khiến tình trang khớp trật bị tái diễn nhiều lần hơn.

trat khop tai hoi la gi
Ca phẫu thuật người bệnh bị trật khớp vai tái hồi

Do vậy, khi bị trật khớp vai, bệnh nhân cần:

  • Đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được nắn trật đúng kỹ thuật
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa khám và chụp MRI để xác định tổn thương sụn viền bao khớp và mổ trật khớp vai tái hồi để đính lại sụn viền bao khớp bị rách
  • Bất động bằng đai tư thế vai dang-xoay ngoài đủ thời gian
  • Hướng dẫn cách tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại tầm vận động khớp, sức mạnh cơ bắp, sớm trở lại sinh hoạt hàng ngày, có thể lao động nặng và chơi lại thể thao. Thường thời gian bất động lành mô là khoảng 3-4 tuần, thời gian phục hồi chức năng từ 2-4 tháng.

Phòng tránh trật khớp vai tái hồi

Sau lần trật khớp vai đầu tiên đã được bác sĩ nắn và bất động bằng đai chuyên dùng, bạn nên:

  • Tuân thủ thời gian bất động, tập phục hồi và từng bước trở lại vận động bình thường của khớp vai theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
  • Thường xuyên tập sức mạnh và sự dẻo dai của khớp vai, khi chơi thể thao phải khởi động kỹ, không chơi trong lúc quá mệt mỏi, giáo dục tinh thần
  • Trật khớp vai là một chấn thương thường gặp. Để hạn chế tác hại của nó thì khi bị chấn thương khớp vai người bệnh nên đi khám ở những bệnh viện có chuyên khoa để được các bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, giúp cho bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống hàng ngày và thể thao sớm nhất.

***Gợi ý: Chuyên khoa Phẫu thuật Chỉnh hình là chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình, bao gồm: Các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh.

Ví dụ như: Dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh….; các bệnh lý về xương khớp như điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ nhỏ, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm; một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, teo cơ, hay mất chức năng khớp vai.

  • Sau lần trật khớp vai đầu tiên đã được bác sĩ nắn và cố định bất động bằng đai chuyên dùng, bạn nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, tập phục hồi và vận động nhẹ từng bước trở lại để trở về các hoạt động bình thường của khớp vai theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bạn cũng có thể phòng tránh trật khớp vai tái hồi bằng cách thường xuyên tập sức mạnh và sự dẻo dai của khớp vai, khi chơi thể thao phải khởi động kỹ, không chơi trong lúc quá mệt mỏi, giáo dục tinh thần fairplay.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến trật khớp vai tái hồi. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)