#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tràn dịch khớp cổ chân và những vấn đề cần nên biết

Cơ Xương Khớp

Cũng giống như hiện tượng tràn dịch ở các bộ phận khác, tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý chỉ ra sự tích tụ dịch khớp ứ đọng ở khu vực cổ chân, dịch khớp này lâu dần sẽ trở nên viêm, gây đau nhức, sưng tấy cho phía người bệnh, đặc biệt là sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận động và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy để hiểu rõ hơn về bệnh, bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

QC

Tràn dịch khớp cổ chân là gì?

Tràn dịch khớp cổ chân là hiện tượng xuất hiện khi cổ chân bị tổn thương, khiến cho lượng dịch khớp tăng lên quá mức và bị tràn ra các mô xung quanh.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em, người trưởng thành đến người già, cả nam hay nữ đều dễ mắc phải.

Mặc dù đây không phải là bệnh nan y, nhưng nếu không sớm phát hiện các dấu hiệu tràn dịch khớp cổ chân thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cử động của chân và các bộ phận liên quan.

tran dich khop co chan
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em, người trưởng thành đến người già, cả nam hay nữ đều dễ mắc phải

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân, mắt cá chân

Tràn dịch khớp cổ chân là tình trạng dịch nhầy tích tụ quá nhiều ở khớp cổ chân gây sưng to, đau nhức và khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động. Chuyên gia cho biết, bệnh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và phổ biến là:

  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp cổ chân khá phổ biến. Khi khớp cổ chân phải chịu áp lực lớn từ bên ngoài sẽ gây tổn thương đến dây chằng, sụn khớp và xương, khiến cấu trúc khớp bị mất ổn định dễ dẫn đến hiện tượng tràn dịch.
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn từ máu xâm nhập vào khớp cổ chân gây viêm và tổn thương đến cấu trúc của khớp dẫn đến tràn dịch khớp gối. Nguyên nhân này xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân bị tiểu đường, nhiễm HIV,…
  • Thừa cân, béo: Thừa cân béo phì khiến trọng lượng cơ thể gia tăng áp lực lên khớp cổ chân, lâu dần khiến chúng bị tổn thương, khiến cấu trúc khớp bị ảnh hưởng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tuổi tác: Tuổi tác cao khiến quá trình lão hóa diễn ra, hệ thống xương khớp cũng bị thoái hóa và suy yếu dần. Lúc này, màng dịch hoạt ở khớp cũng bị ảnh hưởng và gia tăng nguy cơ tràn dịch.
  • Viêm khớp: Tràn dịch khớp cổ chân, mắt cá chân là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người mắc phải bệnh viêm khớp.
  • Bệnh gout: Ở những người mắc bệnh gout, lượng đạm dư thừa sẽ phân hủy thành acid uric tích tụ tại các khớp, gây tổn thương đến cơ quan này và làm gia tăng nguy cơ bị tràn dịch khớp cổ chân, mắt cá chân
  • U nang hoạt dịch: Đây là một loại u nang chứa đầy chất lỏng nằm bên trong khớp, khi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ vỡ ra, tràn dịch vào khớp gây sưng đau.

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ chuyển biến xấu, gây ra các biến chứng như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp và phá hủy khớp.

Triệu chứng tràn dịch khớp cổ chân

  • Cổ chân sưng nề: Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy một bên cổ chân sưng tấy, phù nề hơn so với bên còn lại. Ấn vào thấy đau, có thể xuất hiện bầm tím hoặc đỏ.
  • Cổ chân bị đau: Ban đầu người bệnh sẽ bị đau nhói, âm ỉ ở cổ chân. Lâu dần tần suất và mức độ đau càng tăng, thậm chí một cái chạm nhẹ cũng khiến người bệnh khổ sở.
  • Hạn chế nhiều cử động: Chính vì đau nhức, sưng tấy nên người bệnh hạn chế hoạt động cổ chân, khiến cho bộ phận này mất đi sự linh hoạt, hay bị cứng khớp dẫn tới hạn chế nhiều hoạt động đơn giản.
tran-dich-khop-co-chan
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ chuyển biến xấu, gây ra các biến chứng như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp và phá hủy khớp

Cách điều trị tràn dịch khớp cổ chân

Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp cổ chân bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm y khoa cần thiết. Trước hết bác sĩ sẽ hỏi thăm về bệnh sử mà bệnh nhân mắc phải, xem xét các biểu hiện ở khớp cổ chân và chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Chụp x-quang và CT
  • Chụp MRI
  • Siêu âm
  • Phân tích dịch khớp

Dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp cổ chân trong y khoa. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống viêm không steroid: đây là loại thuốc được sử dụng điều trị cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp khá phổ biến. Thuốc có tác đẩy lùi tình trạng viêm giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau, nóng rát, co cứng khớp. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là Diclofenac Ibuprofen,…
  • Tiêm corticosteroid: Những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng điều trị bằng chống viêm không steroid sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm corticosteroid. Đây là thuốc kháng viêm rất mạnh giúp đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau ở khớp cổ chân.
  • Thuốc kháng sinh: Ở những trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch khớp cổ chân do nhiễm khuẩn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh thông qua đường uống như Ciprofloxacin, trường hợp nghiêm trọng sẽ phải tiến hành tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thường được sử dụng là Adalimumab hoặc Methotrexate giúp cải thiện triệu chứng tràn dịch khớp do các bệnh lý tự miễn gây ra.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên dành nhiều thời gian để nghĩ ngơi để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh chuyển biến nặng. Tốt nhất, bạn nên hạn chế vận động và cố định khớp cổ chân bị tổn thương để tránh gia tăng áp lực và kích thích vào bên trong. Nếu cơn đau xuất hiện, người bệnh cũng có thể sử dụng đá lạnh chườm lên cổ chân giúp làm giảm tình trạng viêm và sưng đau.

Điều trị ngoại khoa

Ở những trường hợp tràn dịch khớp cổ chân nặng không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định thực hiện điều trị ngoại khoa. Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp vào khớp cổ chân bị tổn thương để cải thiện tình trạng bệnh.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn sau khi điều trị. Vì vậy, người bệnh cần phải cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành điều trị. Một số thủ thuật ngoại khoa thường được sử dụng để điều trị tràn dịch khớp cổ chân là:

  • Chọc hút dịch khớp: Đây là phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn và ít gây ra tác biến chứng sau khi điều trị. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ y khoa để hút dịch nhầy dư thừa bên trong khớp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nhược điểm của phương pháp này không điều trị dứt điểm được nguyên nhân gây ra bệnh và có khả năng tái phát cao.
  • Thay khớp cổ chân: Đây là phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh chuyển biến nặng và gây ra biến chứng. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng khớp nhân tạo để thay thế vào các khớp bị tổn thương, giúp người bệnh có thể vận động bình thường. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra nhiều rủi ro sau khi điều trị nên vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

Sau khi điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần phải chăm sóc cẩn thận để tránh các biến chứng không mong muốn, đồng thời kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động của khớp cổ chân.

Với những thông tin về tràn dịch khớp cổ chân bổ ích mà chúng tôi giới thiệu trên đây, mong rằng quý độc giả đang gặp phải “rắc rối” với căn bệnh này sẽ có thêm một hướng tối ưu trong điều trị bệnh.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)