#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để phục hồi nhanh

Cơ Xương Khớp

Phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị phổ biến để loại bỏ nhân thoát vị và giải thoát các dây thần kinh khỏi sự chèn ép. Tuy nhiên, để phục hồi sức khỏe tốt, đồng thời giúp tránh bệnh tái phát thì sau khi mổ người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhất. Vậy sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để phục hồi nhanh? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

QC

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Chế độ ăn uống nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Điểm danh những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như:

  • Trứng
  • Sữa
  • Động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến,…
  • Gan bò
  • Các loại đậu
  • Rau củ và trái cây tươi
  • Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Đặc biệt, việc bổ sung vitamin C cũng là vô cùng cần thiết cho người bệnh sau phẫu thuật. vì chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng lành bệnh. Không những thế, vitamin C có khả năng hòa tan trong nước giúp liên kết chéo collagen từ đó làm lành các vết rách một cách tự nhiên, hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm bông cải xanh, kiwi, trái cây thuộc họ nhà cam, ớt chuông,…

Thực phẩm giàu protein 

Protein là thực phẩm thiết yếu cho tất cả mọi người kể cả bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm. Người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm được khuyến cáo phải bổ sung thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn hàng ngày vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đan mô lại với nhau, giúp rút ngắn thời gian hồi phục.

Cơ thể mỗi người cần tiêu thụ 0,8g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nhu cầu protein thường tăng cao từ 1,5g đến 2g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Từ số đo cân nặng mà các bệnh nhân sẽ biết chính xác hàm lượng protein cần dung nạp mỗi ngày. Các bệnh nhân nên chia khẩu phần protein thành ba bữa ăn với 25 – 30g và hai bữa ăn nhẹ 14 – 23g để đảm bảo cung cấp protein cả ngày cho cơ thể.

protein-la-thuc-pham-thiet-yeu-cho-tat-ca-moi-nguoi-ke-ca-benh-nhan-mo-thoat-vi-dia-dem
Protein là thực phẩm thiết yếu cho tất cả mọi người kể cả bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm

Protein thường có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, cá, các loại đậu, gà đỏ, thịt đỏ,… Người bệnh nên ăn phân bổ protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, chế độ ăn, giảm hoạt động thể chất sau khi phẫu thuật là yếu tố khiến hệ tiêu hóa thường gặp trục trặc và gây táo bón. Bổ sung hàm lượng chất xơ đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp khắc phục các biểu hiện này và giúp cơ thể hoạt động bình thường trở lại. Đối với phụ nữ hàm lượng chất xơ cần bổ sung mỗi ngày đó là từ 21 đến 25g và đàn ông là 30 đến 38g. Cùng điểm danh các loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, bí ngô, quả việt quất, mận, táo xanh, quả mâm xôi, ngô, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,..

Tinh bột

Câu trả lời cho câu hỏi nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm chính là tinh bột. Tinh bột là một nguồn thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày, chúng giúp cung cấp một năng lượng dồi dào giúp cho cơ thể được hồi phục sức khỏe nhanh chóng. 

Người bệnh nên hấp thụ các loại tinh bột ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp,…như vậy sẽ giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. 

nguoi-benh-nen-hap-thu-cac-loai-tinh-bot-o-dang-long-mem-nhu-chao-supnhu-vay-se-giup-nguoi-benh-de-an-va-de-tieu-hoa-hon-
Người bệnh nên hấp thụ các loại tinh bột ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp,…như vậy sẽ giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Nên tránh ăn một số thực phẩm sau

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ hồi phục thì bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cũng cần nhớ những loại thực phẩm cần tránh xa vì chúng là những thực phẩm không tốt cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.

  • Cá trích, thịt bò, gà, chó, mèo, thịt lợn muối, thịt mỡ. bơ, xúc xích, gan,..
  • Rượu bia, đồ uống có chứa nhiều cồn, thuốc lá vì những hoạt chất trong chúng sẽ làm giảm lượng canxi trong máu đi nuôi dưỡng xương, làm do quá trình hồi phục sau mổ của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chậm lại.
  • Đu đủ, rau ngót, chuối tiêu, măng, hạn chế bánh kẹo, đồ ngọt
  • Không nên ăn quá nhiều đạm, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh hay những món ăn nghèo dinh dưỡng nhưng lại quá nhiều cholesterol gây tăng trọng lượng cơ thể nhanh chóng và tạo thêm áp lực lên cột sống vẫn còn đang yếu sau mổ, làm cản trở sự hồi phục hồi của cột sống.

Những lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần phải nghỉ ngơi sau khi phẫu thuật khoảng 1 tuần để cho vết thương mổ được lành lại. Không được nằm yên một chỗ trong khoảng thời gian dài bởi nhiều người bệnh khi mổ thường hay có tâm lý nằm càng lâu sẽ càng tốt và đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Sau khi mổ người bệnh cần phải đi lại nhưng nhẹ nhàng để giúp cơ thể được hoạt động và tránh tình trạng co cứng cơ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân giảm sự khó chịu sau mổ thoát vị đĩa đệm. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến như: thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID) chẳng hạn như Ibuprofen để giảm sưng, đau và sốt, thuốc giảm đau theo toa, thuốc giãn cơ và chống co thắt,…Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế, tránh lạm dụng thuốc quá nhiều. Lưu ý, một số loại thuốc có thể làm loãng máu và gây xuất huyết dạ dày. Bệnh nhân cần báo cho bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu phản ứng bất thường với thuốc.
bac-si-co-the-chi-dinh-mot-so-loai-thuoc-giam-dau-de-giup-benh-nhan-giam-su-kho-chiu-sau-mo-thoat-vi-dia-dem
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân giảm sự khó chịu sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Sinh hoạt: Bệnh nhân phải giữ tư thế sinh hoạt đúng mọi lúc mọi nơi, ngồi thẳng lưng, đứng thẳng lưng, 3 tháng đầu hạn chế sinh hoạt tình dục và chọn tư thế ít ảnh hưởng đến cột sống. Tất cả các tư thế sinh hoạt quyết định đến khả năng tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn. Ngoài ra, sau thời gian mổ thì bệnh nhân không được nằm võng hoặc nằm đệm quá mềm. Hãy chọn một chiếc đệm mềm vừa phải cũng không quá cứng sẽ giúp cho giấc ngủ của bạn thoải mái nhất.
  • Thể thao: Bên cạnh tập luyện các bài tập vật lý trị liệu sau khi phẫu thuật để cơ thể được hồi phục. Người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm có thể chơi một số môn nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội… Tuyệt đối không chơi các môn hoạt động mạnh như đá bóng, gym, cầu lông, bóng chuyền… kể cả lúc bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn bởi khả năng tái phát lại là rất cao.  

 

  • Tái khám định kỳ Người bệnh cần thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục của cơ thể. Khi tái khám cần chuẩn bị các câu hỏi và thắc mắc để thảo luận với bác sĩ, trình bày rõ ràng các tình trạng gặp phải để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Đặc biệt, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau: tê ở một bên hoặc ở cả hai chân, đau thắt lưng khi nghỉ ngơi, gặp khó khăn khi di chuyển ở cả hai chân hoặc một chân, rò rỉ nước tiểu hoặc có dấu hiệu mất kiểm soát khi đại tiện, đau ở háng hoặc mất cảm giác ở mông, cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi bạn sử dụng thuốc,…
nguoi-benh-can-thuc-hien-tai-kham-dinh-ky-theo-huong-dan-cua-bac-si-de-theo-doi-qua-trinh-hoi-phuc-cua-co-the
Người bệnh cần thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục của cơ thể

 

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống và làm việc, sinh hoạt của mình bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hồi phục của cơ thể cũng như khả năng tái phát bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Việc theo dõi hậu phẫu là rất quan trọng, chính vì vậy mà người bệnh không được chủ quan và cần quan sát kĩ cơ thể của mình, hãy gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện bất thường nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)