#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Phác đồ điều trị bệnh gout hiệu quả, mau khỏi

Cơ Xương Khớp

Gout là một bệnh mãn tính, dễ tiến triển, điều này có nghĩa là bệnh trở nên trầm trọng hơn theo thời gian nếu không điều trị kịp thời. Nhiều bệnh nhân gout nhầm tưởng rằng, bệnh của họ chỉ là đau khớp thông thường, xảy ra trong vài ngày và tự khỏi hoặc chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần. Đó là một sai lầm. Nếu bạn không có phác đồ điều trị bệnh gout hiệu quả thì sẽ rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.

QC

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh gút hoặc thống phong – Là căn bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, điều này khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.

Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ quá cao, những tinh thể nhỏ từ axit uric được hình thành. Chúng tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và có thể đem đến đau đớn cho bệnh nhân

Bệnh gout được xem là một trong những căn bệnh về khớp nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Nhẹ thì tê mỏi chân tay, đau nhức, ê buốt, suy thận, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch… nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp khớp, bại liệt, tàn tật suốt đời.

Khi mắc bệnh gout, bạn dễ dàng gặp phải các triệu chứng sau

phac do dieu tri benh gout
Nhận biết bệnh gout ở người bệnh
  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, thường xuất hiện đầu tiên ở khớp ngón chân/tay, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thường xuyên xảy ra vào sáng sớm
  • Khớp bị gout sẽ thường xuyên có hiện tượng sưng tấy, chỗ sưng nóng có dấu hiệu tích nước và chuyển dần sang màu đỏ đất.
  • Thường xuyên cảm thấy nóng khớp và đau nghiêm trọng khi động vào vùng khớp nóng rát.
  • Khớp chân sẽ bị biến dạng theo thời gian, có hiện tượng nổi cục khiến vùng da co rút và biến dạng.
  • Sau mỗi bữa ăn, nếu sử dụng nhiều thực phẩm giàu axit uric sẽ dẫn tới hiện tượng đau nhức dữ dội, khớp khó di chuyển.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở nhiều người

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn nhất, bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Một khi nồng độ axit uric trong máu quá cao thì được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.

Theo các chuyên gia đến từ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thì bệnh gout có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Giới tính: Ở nam giới, bệnh gout sẽ có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới. Điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá hơn.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình ba mẹ mắc bệnh gout thì tỷ lệ sau này con cái mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.
  • Cơ địa: Những người này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng khiến tăng acid uric. Đây còn gọi là bệnh gout nguyên phát.
  • Béo phì: Những người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần những người bình thường, do hàm lượng quá cao axit uric trong máu nhưng quá trình đào thải lại diễn ra chậm.
  • Uống nhiều thức uống có cồn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân gout uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.
  • Nhiễm chì: Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm gout gây rối loạn chuyển hoá axit uric trong máu.
  • Bệnh lý về chuyển hóa: Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về chuyển hóa trong cơ thể như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu,…

Từ những nguyên nhân trên các bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học, tránh những vấn đề có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cho cơ thể.

Bệnh nhân khi bị gout đừng ngần ngại hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời tránh làm cho bệnh tình phát triển nặng gây nguy hại cho sức khỏe cơ xương khớp.

Các biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm của bệnh gút

  • Tổn thương nặng nề hệ xương khớp: Đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Hạt tô-phi bị loét, vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
  • Biến chứng nguy hiểm về thận: Gút mạn tính có thể lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận. Tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây viêm thận, suy thận.
  • Kéo theo các bệnh lý nguy hiểm khác: Axit uric có thể lắng đọng trong mạch máu, van tim, màng não, mắt… gây vô vàn các biến chứng nguy hiểm khác như viêm van tim, viêm màng não, tai biến mạch máu não… tình trạng xấu có thể dẫn tới tử vong.
phac do dieu tri benh gout
Nếu không có phác đồ điều trị bệnh gout thì bệnh nhân dễ gặp nguy hiểm

Phác đồ điều trị bệnh gút hiệu quả từ các chuyên gia bệnh Xương khớp

Nguyên tắc chung

Hỗ tợ chữa viêm khớp trong cơn gout cấp bằng cách:

  • Dự phòng tái phát cơn gút
  • Dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức
  • Dự phòng các biến chứng nguy hiểm thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu

Đây là cách kiểm soát acid uric máu dưới 360 µmol/l (60 mg/l) với gout chưa có hạt tô phi và dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tô phi.

Điều trị cụ thể

Chế độ ăn uống – sinh hoạt

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng nhiều lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat ở đường tiết niệu.
  • Tránh các thuốc làm acid uric tăng máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như stress, chấn thương…

Thuốc chống viêm

  • Colchicin
  • Test colchicin

Thuốc kháng viêm không steroid

phac do dieu tri benh gout
Phác đồ điều trị bệnh gout hiệu quả, mau khỏi
  • Có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofena, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…). Lưu ý các chống chỉ định của thuốc này (viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận…).
  • Corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày. Đường tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm) phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.

Thuốc giảm acid uric máu

  • Nhóm thuốc nhằm ức chế tổng hợp acid uric
  • Nhóm thuốc tăng thải acid uric

Cả hai nhóm thuốc này đều nên được chỉ định dùng trong cơn gút cấp.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tô-phi được chỉ định trong trường hợp bệnh gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tô-phi hoặc hạt tô-phi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Tiến triển và biến chứng

Thông thường có 1 – 2 cơn mỗi năm, khoảng cách các cơn ngắn lại, 10 – 20 năm sau cơn đầu tiên, xuất hiện các tophi và bệnh khớp urat làm hạn chế vận động. Bệnh nhân chết do suy thận hay do tai biến mạch máu.

Có một số thể nhẹ hơn, cơn gút ít xảy ra, không có tophi. Cũng có một số thể nặng hơn, xảy ra ở người trẻ < 30 tuổi, cơn gút dày liên tiếp, tophi và bệnh khớp do urat xuất hiện sớm.

Phòng bệnh

  • Chế độ sinh hoạt hợp lí, giảm ăn các chất giàu purin, chất béo…
  • Điều trị tốt các bệnh lí gây bệnh gút thứ phát như suy thận, do thuốc, các bệnh lí chuyển hóa…

Trên đây là những vấn đề liên quan đến phác đồ điều trị bệnh gout hiệu quả, mau khỏi. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh Xương khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)