#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nên biết

Cơ Xương Khớp

QC

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp trong đó tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Nhân nhầy này bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh khu vực xung quanh.

Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng khu vực phổ biến nhất vẫn là ở vị trí thắt lưng và cổ. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đè ép vào rễ dây thần kinh tọa gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân. Trong khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau vùng cổ và vai gáy. Nếu bị chèn ép rễ thần kinh thì khu vực chịu ảnh hưởng tiếp theo là cánh tay.

biến chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm: 

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Các cơn đau có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng đau sẽ dữ dội hơn khi vận động,  di chuyển và giảm nếu cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi tại chỗ.  
  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh từ đó dẫn đến các cơn đau nhức, tê bì khu vực thắt lưng, cổ rồi lan dần sang các vùng lân cận như mông, đùi, gót chân. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu giống như có kiến bò trong người. 
  • Yếu cơ, bại liệt: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Trong giai đoạn này người bệnh đi lại vận động rất khó khăn, sau đó thường dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian mà không một ai có thể tránh khỏi. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm bị bào mòn và mất nước dẫn đến sự hư tổn ở sụn và vi thể. 
  • Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, thường xuyên mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc không đúng tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống, từ đó hình thành bệnh.
khi-co-the-gia-di-dia-dem-bi-bao-mon-va-mat-nuoc-dan-den-su-hu-ton-o-sun-va-vi-the-
Khi cơ thể già đi, đĩa đệm bị bào mòn và mất nước dẫn đến sự hư tổn ở sụn và vi thể.
  • Chấn thương: Đây cũng là một nguyên nhân tác động đột ngột đến đĩa đệm, ví dụ người bệnh bị ngã, chấn thương do mang vác nặng, khi chơi thể thai,.. 
  • Bẩm sinh: Yếu tố di truyền được kiểm chứng là có liên quan đến các bệnh về cột sống, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nên biết

Biến chứng thoát vị đĩa đệm gây rối loạn vận động

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống của bạn, từ đó khả năng vận động của bạn bị ảnh hưởng. Bạn sẽ có những cơn đau kéo dài âm ỉ dọc sống lưng, thắt lưng rồi kéo tới đùi và chân của bạn. Nếu không điều trị tích cực và mau chóng thì sẽ khiến bạn có nguy cơ bị liệt người và mất khả năng đi lại, ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sinh hoạt cuộc sống

Biến chứng thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh

Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến cho bạn mất đi khả năng vận động như đã đề cập ở trên. Không những thế, bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến rễ dây thần kinh. Mà do đó, dù những cơn hắt hơi ngắn cũng có thể khiến bạn có cảm giác đau đớn.

benh-thoat-vi-dia-dem-gay-anh-huong-nghiem-trong-den-cac-re-day-than-kinh
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các rễ dây thần kinh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau rễ dây thần kinh là do các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày không được giải phóng. Bệnh thoát vị đĩa đệm càng làm nghiêm trọng tình trạng bị chèn ép. Khi bị thoát vị đĩa đệm,  nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh từ đó gây ra viêm rễ thần kinh. Tùy thuộc vào từng vị trí bị chèn ép mà bệnh nhân phải chịu đựng các cơn đau dưới tần suất và mức độ khác nhau. Các cơn đau có thể xuất hiện tại vùng cột sống hoặc lan dần xuống tay, chân. Bệnh nhân có thể phải chịu đựng những cơn đau cục bộ, tăng lên khi ho, hắt hơi, di chuyển và cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.

Dị cảm (Rối loạn cảm giác)

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trong thời gian dài, thường bị giảm cảm giác nông bao gồm cảm giác đau, nóng, lạnh và các cảm giác xúc giác khác. Tuỳ thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị tổn thương sẽ làm cho những vùng da tương ứng bị ảnh hưởng theo. Bệnh không chỉ gây thay đổi sắc tố da, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm còn bị mất phản xạ về dựng lông và phân biệt nóng lạnh cũng như mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm gây ra rối loạn đại tiểu tiện

Việc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khiến các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó ảnh hưởng tới rối loạn cơ tròn mà triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là sự rối loạn trong việc kiểm soát đại tiểu tiện. Bệnh nhân thường sẽ bị mất tự chủ trong quá trình đi tiểu tiện và đại tiện, hầu như không thể kiểm soát được. Kết quả gây ra hiện tượng bí tiểu, đái dầm hoặc sự rỉ ra của nước tiểu không chủ đích. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của người bệnh, cũng như gây ra bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

benh-nhan-thoat-vi-dia-dem-nang-thuong-se-bi-mat-tu-chu-trong-qua-trinh-di-tieu-tien-va-dai-tien
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng thường sẽ bị mất tự chủ trong quá trình đi tiểu tiện và đại tiện

Hội chứng đuôi ngựa

Đây là hội chứng xuất hiện ở các tầng thoát vị đĩa đệm khác nhau tương ứng với các vị trí  đốt sống lưng khác nhau, kèm theo các triệu chứng phổ biến là rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt vận động chi dưới.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi 

Hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh di chuyển được một đoạn đường và không thể đi tiếp được, để tiếp tục di chuyển được thì phải nghỉ ngơi một lúc. Hội chứng này chính là một  biến thể của tình trạng đau rễ thần kinh ngắt quãng.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể gây teo cơ và bại liệt

Như đã nói ở trên, biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể khiến bạn mất đi cảm giác và rối loạn khả năng vận động. Chính vì vận động của bạn bị ảnh hưởng, các cơ không được hoạt động điều độ, từ đó làm tăng nguy cơ bị teo cơ, cơ bắp nên khả năng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị bại liệt hoàn toàn có thể xảy ra. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bệnh nhân sau này. Nguyên nhân là do bệnh thoát vị đĩa đệm ngoài việc trực tiếp gây  tổn thương đến vùng cột sống thì còn gây chèn ép, hạn chế lưu thông máu đến các cơ, nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo. Từ đó, người bệnh mất khả năng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân…..

thoat-vi-dia-dem-gay-chen-ep-han-che-luu-thong-mau-den-cac-co-tu-do-den-tinh-trang-co-thieu-chat-dinh-duong-va-bi-teo
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép, hạn chế lưu thông máu đến các cơ, từ đó đến tình trạng cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo

Trên đây là tất tần tần các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần biết để có cách phòng ngừa hợp lý. Hãy là người tiêu dùng thông minh, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tích cực luyện tập sức khoẻ để ngăn ngừa và điều trị tốt bệnh thoát vị đĩa đệm cho bản thân và gia đình. Mặc dù các bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng như đã nêu trên. Chính vì vậy mà người bệnh không được chủ quan trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh thoát vị đĩa đệm này.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)