#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Cơ Xương Khớp

QC

Bệnh Gout là gì?

Gout là một bệnh lý đặc trưng về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể do tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như khớp gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

bệnh gout là gì

Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh Gout

  • Tăng sản xuất acid uric nội sinh.
  • Giảm đào thải acid uric ở thận.
  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh gout

Nguyên tắc ăn điều trị bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân bệnh Gout cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết. Người bệnh cần duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như không được suy dinh dưỡng, thiếu chất. Chất đạm (protein) là cực kỳ cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải, tránh dung nạp quá nhiều. Chất béo cũng tương tự, cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra thừa cân, tăng mỡ máu. Chính vì thế, người bệnh cần duy trì thói quen  ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu… 

  • Bổ sung vitamin C hàng ngày, giúp tăng đề kháng, miễn dịch.
  • Uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải acid uric.. 
  • Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoăc hầm, hạn chế tối đa chiên, rán nhiều dầu mỡ
  • Kiểm soát cân nặng, không bị thừa cân, béo phì, nhưng cũng không để bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gout

Người bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Tỉ lệ người mắc phải bệnh gout ngày càng tăng nhanh, bệnh gây ra những triệu chứng đau nhức, sưng khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên điều may mắn là bệnh gout có thể kiểm soát được bằng thuốc. Đồng thời, nếu thay đổi lối sống và có chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện bệnh cực kì nhanh chóng.

Hầu hết các bệnh nhân Gout nghe thực hiện thay đổi chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nghe thông tin truyền miệng từ dân gian nhưng chưa thực sự hiểu được lí do vì sao?  Giải thích cho việc này, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới người bị gout là do trong một số loại thực phẩm có chứa nhiều nhân purin. Khi được dung nạp vào cơ thể nhờ các enzyme trong cơ thể chuyển hóa thành acid uric giải phóng ra máu. Vậy nên khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất purin sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh gout cũng như làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Cùng tìm hiểu những thực phẩm người bị bệnh gout cần kiêng ăn dưới đây nhé:

Rượu, bia

Theo một số nghiên cứu khoa học, rượu và bia chính là những loại thực phẩm tối kị đối có thể khiến bệnh gout trở nên phức tạp hơn. Lí do là vì rượu làm cho độ pH trong máu giảm đến mức thấp gây mất cân bằng acid kiềm dẫn đến hiện tượng acid uric trong máu bị tăng cao, gây ra những cơn đau nhức dữ dội.

Đối với người bình thường, nếu sử dụng quá 2 ly rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và góp phần kích thích bệnh chuyển biến tệ hại hơn.

Không chỉ riêng tác hại của rượu lên bệnh gout, rượu sẽ làm mất nước, gây bí tiểu và hạn chế sự bài tiết acid uric, từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi thận ở những bệnh nhân bị bệnh gout.

Rượu và bia chính là những loại thực phẩm tồi tệ có thể khiến bệnh gout trở nên phức tạp hơn
rou va bia chinh la nhung loai thuc pham toi te co the khien benh gout tro nen phuc tap hon

Bên cạnh rượu, bia cũng là nguyên nhân làm tăng cơn đau ở người bệnh gout vì trong b ia có chứa lượng lớn nấm men mà vốn dĩ loại nấm này có hàm lượng cao purin – chất gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Vì vậy, các bệnh nhân bị bệnh gout cần loại bỏ bia rượu khỏi danh sách thức uống tiêu thụ để để cải thiện tình trạng bệnh của chính bản thân.

Động vật có vỏ

Động vật có vỏ là một trong những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất purin. Vì vậy, người bệnh gout nếu thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ cao bệnh phát triển theo hướng tiêu cực nhiều hơn các bệnh nhân khác. Chính vì thế, hãy loại bỏ loại thực phẩm này khỏi thực đơn hàng ngày của bạn để bảo vệ sức khoẻ và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, bao gồm: tôm, sò, nghêu, các loại ốc… 

người bệnh gout nên kiêng ăn động vật có vỏ

Cá béo

Một số loại cá giàu chất béo và đạm như cá trích, cá mú hoặc cá mòi, cá rô đại dương,… cũng được cho vào danh sách hạn chế của người bệnh gout. Bởi vì nếu dung nạp những loại cá này thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho bệnh chuyển tiến triển nặng hơn và các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ở mức độ trầm trọng hơn, tần suất dày đặc hơn và gây ra nhiều khó khăn trong việc chữa trị.

Chất ngọt

Hiện tại, nguy cơ mắc bệnh gout do chất ngọt gây ra ở phụ nữ chiếm gần 75% so với nam giới. Một số nghiên cứu khoa học cho biết nếu người bình thường sử dụng nước ngọt hàng ngày với lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cực kỳ cao. Còn nếu người đã có tiền sử bệnh gout tiếp tục dung nạp nước ngọt mỗi ngày sẽ  làm tăng khả năng bệnh tiển triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên bệnh nhân bị gout nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ những loại thực phẩm chứa chất ngọt để khắc phục bệnh tốt hơn.

Nước ép trái cây có chứa nhiều đường fructose như nước ép táo hay nước ép lê, mọng hay trái mơ cũng làm tăng nguy cơ bị gout
nuoc ep trai cay co chua nhieu duong fructose nhu nuoc ep tao hay nuoc ep le mong hay trai mo cung lam tang nguy co bi gout

Đồng thời, những loại nước ép trái cây có chứa nhiều đường fructose như nước ép táo hay nước ép lê, mọng hay trái mơ cũng là nguyên dân gây tăng nguy cơ bị bệnh gout. Từ đó, người bệnh cũng nên lựa chọn những loại quả có chứa hàm lượng fructose thấp để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Sữa và các chế phẩm từ sữa 

Một nghiên cứu được nghiên cứu vào năm 2012 đã công bố trên Tạp chí Y học Anh cho biết, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa gây nếu hàm lượng chất béo ít có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và cải thiện bệnh gout một cách đáng kể. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa nhiều chất béo, hiệu quả điều trị bệnh sẽ hoàn toàn ngược lại.

người bệnh gout nên hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như gan cá, lòng lợn,… là những món được liệt kê vào danh sách tối kị của bệnh nhân goud bởi chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Loại  thức ăn này cực kì giàu hoạt chất purin – nguyên nhân gây tích tụ acid uric trong máu dẫn đến gout.

người bệnh gout nên hạn chế ăn nội tạng động vật

Thịt (thịt bò,thịt heo)

Ta biết thịt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất có thơ thể nhưng nếu bạn tiêu thụ với liều lượng vượt mức cho phép, nguy cơ bạn mắc phải gout là cực kỳ cao. Và theo một số nghiên cứu khoa học cho hay, thịt chứa hàm lượng purin cao và những người ăn thịt thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 40% so với những người dung nạp ít thịt. Vì vậy, người bệnh gout nên hạn chế tối đa sử dụng thịt quá nhiều.
Những người ăn thịt thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn

Trên đây là những loại thực phẩm người bệnh bị bệnh gout không nên ăn để tránh bệnh biến chuyển xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)