#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Nên làm gì để phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Cơ Xương Khớp

QC

Lưu ý khi phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm 

  • Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì người bệnh cần phải được nghỉ ngơi, tuyệt đối không làm những công việc nặng nhọc tử 6 tháng cho tới 1 năm. Người bệnh cần lưu ý giữ các tư thế sinh hoạt chuẩn để hạn chế khả năng tái phát bệnh. 
  • Bệnh nhân hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được khuyến khích thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tốt cho xương khớp như tập yoga, đạp xe, đi bộ…Tuy nhiên, cần biết lượng sức mình, trong quá trình thực hiện nếu cảm thấy đau thì nên tạm dừng, không nên gắng sức. 
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái, luôn tươi vui và lạc quan. Tránh để bệnh nhân suy nghĩ nhiều, tâm lý lo âu, ảnh hưởng không tốt cho kết quả và tốc độ hồi phục nói riêng và sức khỏe tinh thần nói chung.
  • Nên nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi trong vòng 1 tháng để hạn chế tác động xấu đến cột sống trong quá trình di chuyển, đi lại, làm việc,..
  • Người bệnh được chỉ định đeo nẹp ở vị trí mổ với mục đíchcố định và giảm tác động lên khu vực vừa phẫu thuật. Thời gian đeo nẹp thường là 3 tháng, có thể tháo nẹp khi ngủ, nghỉ ngơi, không cần đeo xuyên suốt vì việc đó sẽ làm giảm các khối cơ xung quanh cột sống, khiến cho cột sống bị yếu hơn khi tháo nẹp hoàn toàn.
  • Khoảng 3 tháng đầu sau mổ, người bệnh tuyệt đối không cúi, ưỡn, xoắn, vặn cột sống; không nằm ngủ trên võng, trên ghế sofa; phải duy trì các tư thế đúng như ngồi thẳng lưng và đi lại nhẹ nhàng.
  • Người bệnh cần ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng phục hồi sức khỏe và nhanh lành vết mổ. Không kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất làm ảnh hưởng xấu đến bệnh, ngược lại cũng không nên bồi bổ quá đà vì dễ gây tăng cân từ đó  làm tăng sự chèn ép lên cột sống, nguy cơ tái phát bệnh vô cùng cao.
benh-nhan-hau-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem-nen-tap-the-duc-nhe-nhang-nhu-tap-yoga-dap-xe-di-bo
Bệnh nhân hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đạp xe, đi bộ,…

Các bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Việc tập luyện hậu phẫu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân. Cùng điểm qua 2 bài tập phổ biến và hiệu quả dành cho bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhé. 

Đi bộ

Đi bộ là bài tập được đánh giá hàng đầu giúp hỗ trợ người bệnh phục hồi cơ thể cũng như tinh thần sau phẫu thuật hiệu quả và nhanh chóng nhất. Người bệnh nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng khoảng 1 tuần sau phẫu thuật để giúp xương khớp được vận động trở lại. Trong quá trình đi bộ, nếu xuất hiện các cơn đau thì người bệnh cần dừng, nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Động tác co chân

Động tác co chân là bài tập giúp co giãn cơ lưng, hông, chân cùng với xương cột sống, hỗ trợ xương khớp vận động nhịp nhàng trở lại. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng đai thắt lưng để luyện tập để đảm bảo an toàn. 

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm thẳng, phần hông và lưng áp sát xuống giường.
  • Bước 2: Gập 2 đầu gối, sau đó dùng 2 bàn tay ôm chặt lấy 2 gối kéo lại sát bụng.
  • Bước 3: Duy trì tư thế trong 10 giây rồi lại trở về tư thế nằm thẳng lưng và hông như ban đầu. Thực hiện động tháng 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 10 – 15 nhịp.
dong-tac-co-chan-giup-co-gian-co-lung-hong-chan-cung-voi-xuong-cot-song
Động tác co chân giúp co giãn cơ lưng, hông, chân cùng với xương cột sống.

Chế độ dinh dưỡng

Tinh bột

Câu trả lời cho câu hỏi nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm chính là tinh bột. Tinh bột là một nguồn thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày, chúng giúp cung cấp một năng lượng dồi dào giúp cho cơ thể được hồi phục sức khỏe nhanh chóng. 

Người bệnh nên hấp thụ các loại tinh bột ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp,…như vậy sẽ giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. 

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Chế độ ăn uống nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Điểm danh những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như:

  • Trứng
  • Sữa
  • Động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến,…
  • Gan bò
  • Các loại đậu
  • Rau củ và trái cây tươi
  • Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
che-do-an-uong-nhieu-vitamin-va-khoang-chat-se-giup-thuc-day-qua-trinh-hoi-phuc
Chế độ ăn uống nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục

Đặc biệt, việc bổ sung vitamin C cũng là vô cùng cần thiết cho người bệnh sau phẫu thuật. vì chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng lành bệnh. Không những thế, vitamin C có khả năng hòa tan trong nước giúp liên kết chéo collagen từ đó làm lành các vết rách một cách tự nhiên, hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm bông cải xanh, kiwi, trái cây thuộc họ nhà cam, ớt chuông,…

Thực phẩm giàu protein 

Protein là thực phẩm thiết yếu cho tất cả mọi người kể cả bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm. Người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm được khuyến cáo phải bổ sung thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn hàng ngày vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đan mô lại với nhau, giúp rút ngắn thời gian hồi phục.

Cơ thể mỗi người cần tiêu thụ 0,8g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nhu cầu protein thường tăng cao từ 1,5g đến 2g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Từ số đo cân nặng mà các bệnh nhân sẽ biết chính xác hàm lượng protein cần dung nạp mỗi ngày. Protein thường có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, cá, các loại đậu, gà đỏ, thịt đỏ,… Người bệnh nên ăn phân bổ protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nên tránh ăn một số thực phẩm sau

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ hồi phục thì bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cũng cần nhớ những loại thực phẩm cần tránh xa vì chúng là những thực phẩm không tốt cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.

  • Cá trích, thịt bò, gà, chó, mèo, thịt lợn muối, thịt mỡ. bơ, xúc xích, gan,..
  • Rượu bia, đồ uống có chứa nhiều cồn, thuốc lá vì những hoạt chất trong chúng sẽ làm giảm lượng canxi trong máu đi nuôi dưỡng xương, làm do quá trình hồi phục sau mổ của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chậm lại.
ruou-bia-do-uong-co-chua-nhieu-con-thuoc-la-chua-nhung-hoat-chat-lam-giam-luong-canxi-trong-mau
Rượu bia, đồ uống có chứa nhiều cồn, thuốc lá chứa những hoạt chất làm giảm lượng canxi trong máu
  • Đu đủ, rau ngót, chuối tiêu, măng, hạn chế bánh kẹo, đồ ngọt
  • Không nên ăn quá nhiều đạm, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh hay những món ăn nghèo dinh dưỡng nhưng lại quá nhiều cholesterol gây tăng trọng lượng cơ thể nhanh chóng và tạo thêm áp lực lên cột sống vẫn còn đang yếu sau mổ, làm cản trở sự hồi phục hồi của cột sống.

Tái khám định kỳ

Người bệnh cần thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục của cơ thể. Khi tái khám cần chuẩn bị các câu hỏi và thắc mắc để thảo luận với bác sĩ, trình bày rõ ràng các tình trạng gặp phải để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Đặc biệt, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tê ở một bên hoặc ở cả hai chân.
  • Đau thắt lưng khi nghỉ ngơi.
  • Gặp khó khăn khi di chuyển ở cả hai chân hoặc một chân.
  • Rò rỉ nước tiểu hoặc có dấu hiệu mất kiểm soát khi đại tiện.
  • Đau ở háng hoặc mất cảm giác ở mông.
  • Cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi bạn sử dụng thuốc.  

Trên đây là một số lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm trong chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng như các bài tập cơ bản. Thời gian hồi phục nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên, chính vì vậy mà bệnh nhân cần duy trì được các chế độ khoa học trong một thời gian cố định để đạt được kết quả mong muốn.  Hy vọng bài viết sẽ bổ sung kiến thức cho bạn để có thể phục hồi chức năng đĩa đệm nhanh và hiệu quả nhất có thể.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)