Gợi Ý 10+ Món Quà Sức Khỏe Cho Người Lớn Tuổi Tốt Được Yêu Thích Nhất 2023

Xem ngay
0
giai-ma-tac-dung-cua-dha-co-thuc-su-tot

Giải Mã Về Tác Dụng Của DHA: Có Thực Sự Tốt?

Viết bởi Kim Ngân 0 bình luận

DHA (Axit docosahexaenoic) là một axit béo không no thuộc nhóm omega 3 cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày. Tác dụng của DHA lên cơ thể ảnh hưởng quan trọng đến mắt, não bộ, tim mạch, …

Nhiều người đã từng nghe nhiều thông tin về tác dụng tuyệt vời của DHA đối với sức khỏe. Thực tế, tác dụng của DHA – có thực sự tốt? Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ thì DHA có vai trò như thế nào?

Tác dụng của DHA

Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch

DHA là một axit béo có nhiều lợi ích với sức khỏe tim mạch. Thực tế, ngoài DHA thì trong nhóm omega 3 còn có EPA (axit eicosapentaenoic) cũng là một axit béo không no quan trọng. Tuy DHA có hiệu quả hơn EPA trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch nhưng tác dụng DHA được phát huy tối đa nhất khi kết hợp cả hai loại axit béo này.

Giảm xơ vữa động mạch

DHA làm tăng nồng độ chất béo tốt HDL và giảm triglyceride trong máu, từ đó làm chậm quá trình tích tụ lipid và cholesterol trong động mạch. Bổ sung DHA làm giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

Giảm huyết áp

DHA cải thiện khả năng giãn nở của các mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, cái thiện tình trạng huyết áp cao và giảm các biến cố tim mạch. 

Cùng với tác dụng hạn chế hình thành mảng xơ vữa, làm sạch lòng mạch, DHA và EPA giúp bảo vệ tim mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu.

tac-dung-cua-dha-doi-voi-tim-mach
DHA là một axit béo có nhiều lợi ích với sức khỏe tim mạch

Cải thiện hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện từ nhỏ và có thể phát triển cho đến trưởng thành bao gồm các triệu chứng: không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng.

Thành phần DHA có trong dầu cá tốt cho não bộ, giúp cải thiện khả năng tập trung cho những người bị ADHD. Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ khuyến cáo, những người mắc ADHD nên bổ sung ít nhất 1 gam dầu cá vào chế độ ăn hàng ngày.

DHA là axit béo omega 3 chính có trong não và giúp tăng lưu lượng máu trong não, đảm bảo cung cấp đủ oxy và năng lượng cho các tế bào thần kinh hoạt động tốt.

Qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em và người lớn bị ADHD thường có mức DHA trong máu thấp hơn so với người bình thường. Trẻ em sau khi dùng DHA mỗi ngày sẽ giúp giảm các hành vi bốc đồng và tập trung hơn.

Chống viêm hiệu quả

Chất béo nhóm omega 3 nói chung và DHA nói riêng có tác dụng chống viêm hiệu quả. Trong cơ thể, khi hàm lượng axit béo omega 6 dư thừa và nhiều hơn omega 3 sẽ xuất hiện tình trạng viêm. Việc quá thừa axit béo omega 6 sẽ làm giảm sự tạo thành các acid béo omega-3 (EPA, DHA), trong khi omega 3 lại đóng vai trò quan trọng trong đông máu và điều hòa phản ứng viêm. Bổ sung thêm DHA sẽ giúp cân bằng lại tỉ lệ omega 6/omega 3 (trong khoảng 3.6-5.8), từ đó giảm được tình trạng viêm.

Đặc tính chống viêm của DHA có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi như các bệnh tim mạch, nướu răng. Đồng thời, DHA cải thiện tình trạng viêm ở các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Tác dụng của DHA – cải thiện thị lực

DHA là thành phần cấu trúc lên võng mạc và phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt. Do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bổ sung đầy đủ DHA sẽ rất tốt cho thị lực và hạn chế các bệnh về mắt như khúc xạ mắt, thị lực yếu …

DHA còn có thể cải thiện một số tình trạng về mắt, bao gồm khô mắt và bệnh võng mạc trên bệnh nhân đái tháo đường. 

dha-giup-tang-cuong-thi-luc
DHA còn có thể cải thiện một số tình trạng về mắt, bao gồm khô mắt và bệnh võng mạc trên bệnh nhân đái tháo đường

Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Viêm mạn tính là một trong số những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư. DHA có thể giúp giảm nguy cơ ung thư nhờ tác dụng chống viêm. Việc bổ sung DHA đầy đủ sẽ giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Theo Pubmed, DHA có thể tăng hiệu quả của các loại thuốc chống ung thư, chống lại các tế bào ung thư và cải thiện lợi ích của hóa trị, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

DHA có làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer không?

DHA rất quan trọng đối với chức năng não và bổ sung nhiều DHA hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh mất trí nhớ như Alzheimer. Tuy nhiên, hiện tại chưa đủ bằng chứng để chứng minh lợi ích của DHA trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Lời khuyên là nên bổ sung DHA trước khi chức năng não bị suy giảm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Tác dụng của DHA – tốt cho não bộ

DHA chiếm ¼ lượng chất béo trong não và là thành phần chính của chất xám. Do đó, DHA cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ và ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nhận thức bao gồm cả khả năng chú ý ở trẻ sơ sinh.

DHA tạo ra độ nhạy của các nơron thần kinh, tăng sự đàn hồi của tế bào não, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Do đó, những trẻ được bổ sung đầy đủ DHA thường có trí nhớ tốt, tập trung và ít mắc chứng trầm cảm, lười vận động, tự kỷ, phát âm không rõ ràng hay rối loạn hành vi.

tac-dung-cua-dha-len-bo-nao
DHA chiếm ¼ lượng chất béo trong não và là thành phần chính của chất xám

Tăng cường sức khỏe sinh sản ở nam giới

Trên thực tế, hàm lượng DHA thấp là nguyên nhân phổ biến khiến chất lượng tinh trùng giảm, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Bổ sung đủ DHA giúp cải thiện sức sống (tỷ lệ phần trăm tinh trùng sống, khỏe mạnh trong tinh dịch) và khả năng vận động của tinh trùng, từ đó tăng cường sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm

DHA có tác dụng làm tăng nồng độ dopamine trong cơ thể. Dopamine còn được gọi là “hormone hạnh phúc” vì tác dụng cải thiện tâm trạng, tạo sự hưng phấn. Do đó, tác dụng của DHA là giúp hỗ trợ cải thiện tâm lý và hạn chế trầm cảm.

Ngoài việc làm tăng dopamine, DHA và EPA cũng tăng cường serotonin – chất dẫn truyền thần kinh, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

dha-giup-cai-thien-tam-trang
Tác dụng của DHA là giúp hỗ trợ cải thiện tâm lý và hạn chế trầm cảm

Tác dụng của DHA với phụ nữ mang thai

Cơ thể mỗi người không thể tự tổng hợp được DHA mà phải đưa vào từ nguồn thức ăn hấp thu hàng ngày. Do vai trò quan trọng của DHA với sự phát triển của thai nhi mà các nguồn thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung DHA thường được khuyến khích trong thai kỳ. Vậy DHA có tác dụng gì cho bà bầu và tại sao nó lại quan trọng như vậy? 

Nhà nghiên cứu Dara Godfrey, chuyên gia dinh dưỡng của Hiệp hội Y học Sinh sản của New York cho biết, DHA có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bào thai. Cụ thể là:

  • Phát triển não bộ: DHA chiếm ¼ lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ cao trong chất chất xám của não.
  • Phát triển mắt: DHA là thành phần cấu trúc võng mạc mắt.
  • Phát triển hệ thần kinh: DHA xây dựng nên cấu trúc của màng tế bào thần kinh, tạo ra độ nhạy của nơron thần kinh.

Ngoài ra, bổ sung đầy đủ DHA cho mẹ hỗ trợ trong quá trình sinh và sau khi sinh giúp

  • Giảm nguy cơ sinh non.
  • Đảm bảo cân nặng trẻ sơ sinh. Trẻ sinh ra khỏe mạnh và sức đề kháng tốt hơn.
  • Cải thiện tâm trạng của mẹ trong thời kỳ hậu sản.

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu đều có nhu cầu bổ sung DHA với lượng khác nhau tùy giai đoạn. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày.

tac-dung-cua-dha-voi-phu-nu-mang-thai
DHA có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bào thai

Tác dụng của DHA với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hai năm đầu đời là giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhận thức quan trọng của trẻ. Trong khoảng thời gian này, trẻ chuyển từ bò sang đi, rồi chạy nhảy và bập bẹ nói chuyện

Vì thế, bé cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ cho những thay đổi quan trọng xảy ra trong giai đoạn đầu đời này. Quan trọng nhất là bổ sung đủ các axit béo không bão hòa EPA và DHA. Vì những chất dinh dưỡng nền tảng này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực và trí não của trẻ. 

DHA cần thiết cho sự phát triển, trưởng thành của não và võng mạc của trẻ sơ sinh. Nhu cầu DHA cao nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ và vài năm đầu sau khi sinh. Trước khi sinh, DHA cần thiết cho sự phát triển của thai nhi được truyền qua nhau thai mẹ. Sau khi chào đời, trẻ tiếp tục bổ sung DHA qua sữa mẹ, sữa có DHA, hoặc các loại dầu cá có DHA.

Việc trẻ nhỏ nhận được đủ DHA trong giai đoạn đầu đời có thể có những tác động tích cực đối với sự phát triển lâu dài sau này. Các nghiên cứu quan sát và can thiệp cho thấy, việc bổ sung đầy đủ omega 3 cũng như DHA giúp hỗ trợ sự phát triển nhận thức, xã hội và thể chất của trẻ sơ sinh.

Lợi ích khi bổ sung đủ DHA cho trẻ

  • Tăng cường phát triển võng mạc và thị giác.
  • Phát triển nhận thức và tiếp thu ngôn ngữ.
  • Phát triển kỹ năng vận động.
  • Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, hạn chế các bệnh dị ứng.

Nếu không bổ sung đủ DHA cho trẻ thì có vấn đề gì?

Ngược lại, trẻ sơ sinh thiếu hụt DHA trong quá trình phát triển sớm có thể gặp những ảnh hưởng sau:

  • Hạn chế phát triển trí não, vận động và thị giác.
  • Dễ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Hệ miễn dịch kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh ngoài môi trường.
  • Thể chất phát triển kém.

DHA là một axit béo omega 3 có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, thị giác trẻ nhỏ. Dựa trên tầm quan trọng của chất dinh dưỡng này, hầu hết các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh hiện nay đều chứa DHA. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết cách bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là đúng chuẩn dinh dưỡng.

tac-dung-cua-dha-voi-tre-so-sinh-tre-nho
DHA là một axit béo omega 3 có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, thị giác trẻ nhỏ

Kết luận

DHA là một axit béo omega 3 có vai trò quan trọng và có nhiều tác dụng với sức khỏe tim mạch, não bộ, thị giác, … Đặc biệt, DHA là dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Việc bổ sung đầy đủ DHA trong giai đoạn đầu đời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và sức đề kháng tốt.

Hy vọng những chia sẻ của VIVITA.VN có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng của DHA đối với sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp.

Bạn có biết: DHA cho bé quan trọng thế nào?

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2061