#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Bệnh Trĩ Có Di Truyền Không?

Phòng Và Trị Bệnh

Bệnh trĩ có di truyền không? là thắc mắc của rất nhiều người. Trĩ vốn là căn bệnh xuất hiện ở khu vực nhạy cảm nên ít người đến thăm khám tại các cơ sở y tế mà cứ ôm khư khư nỗi lo lắng trong lòng.

Vì thế, bài viết này sẽ giúp giải đáp thắc mắc đến bạn đọc về việc bệnh trĩ có di truyền không và làm cách nào để cải thiện hiệu quả tình trạng trĩ một cách “thầm lặng”?

QC

Bệnh trĩ có di truyền không và những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Để giải quyết cho câu hỏi bệnh trĩ có di truyền không, bạn đọc cần phải nắm rõ nguyên nhân nào gây ra căn bệnh “khó nói” này? Thực tế, trĩ xảy ra ở mọi người và mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.

Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai đều gặp phải bệnh này. Bệnh trĩ là tình trạng sa giãn quá mức các búi tĩnh mạch trĩ ở hậu môn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ 

  • Táo bón: Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến cơ thể hạn chế  việc trao đổi chất, làm chúng ta mất nhiều sức mỗi khi đi vệ sinh, gây áp lực lên cơ và tĩnh mạch quanh hậu môn và dần dần hình thành trĩ.
  • Mang thai và sinh con: Thai nhi lớn dần làm chèn ép các cơ quan nội tạng của mẹ bầu, gây giãn tĩnh mạch hậu môn và xuất hiện trĩ.
  • Thói quen đi vệ sinh không tốt: Nhịn đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, dùng sức ở vùng hậu môn quá nhiều,…có thể gây ra trĩ.
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu: Việc này cũng làm áp lực lên cơ và tĩnh mạch hậu môn, từ đó hình thành bệnh trĩ.
  • Một số nguyên nhân khác như béo phì, thừa cân; Bệnh đại tràng, hậu môn; Quan hệ qua đường hậu môn,…
nguyen-nhan-dan-den-benh-tri
Ngồi hoặc đứng lâu cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Trường hợp: Bệnh trĩ không di truyền

Bệnh trĩ có di truyền không? khi câu hỏi này được đặt cho các chuyên gia đầu ngành thuộc hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết: “Bệnh trĩ không di truyền.”

Như các nguyên nhân nêu trên, bạn cũng dễ dàng kết luận được bệnh trĩ xuất hiện là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, gây áp lực lên vùng hậu môn và bệnh trĩ cũng hình thành từ đó.

Trường hợp: Bệnh trĩ có di truyền

Tuy nhiên, theo Phó Giáo Sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam cho biết: “Bệnh trĩ xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoàn toàn không di truyền. Nếu là do bệnh mất van tĩnh mạch thì có khả năng di truyền cho các thế hệ trong gia đình”.

Thực tế, bản chất bệnh mất van tĩnh mạch có di truyền làm cho bệnh trĩ có thể hình thành từ biến chứng bệnh này. Cụ thể, nó di truyền từ gen của bố mẹ sang con cái.

Lưu ý từ bác sĩ Nhâm, bệnh trĩ nếu biến tướng từ bệnh mất van tĩnh mạch có thể sẽ trở thành bệnh trĩ di truyền. Tuy nhiên bệnh này rất phức tạp, thậm chí không chữa khỏi được. 

Người bệnh cần phải tham khảo y học hiện đại có sử dụng những biện pháp hỗ trợ nhằm ức chế và giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ nhưng hoàn toàn không thể loại bỏ tận gốc rễ bệnh.

giai-dap-thac-mac-benh-tri-co-di-truyen-khong
Bệnh trĩ có thể di truyền từ thế hệ trước.

Bệnh trĩ do di truyền có chữa được không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng trĩ hiệu quả, được nhiều người tin dùng và kết quả thực sự ngoài mong đợi.

Một số phương pháp giúp chữa bệnh trĩ phải kể đến như:

  • Điều trị bằng thuốc do bác sĩ khám và kê toa
  • Phẫu thuật cắt trĩ, can thiệp thẩm mỹ để cải thiện vùng hậu môn
  • Sử dụng phương pháp Đông Y giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn và hoàn toàn lành tính cho sức khỏe
  • Áp dụng các bài thuốc dân gian của ông bà ta ngày xưa nhưng khá mất thời gian để đun sắc

Với tình trạng trĩ nhẹ, bạn có thể tham khảo các phương pháp như:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc
  • Dùng thuốc bôi ngoài để thúc đẩy búi trĩ tự co theo thời gian
  • Thuốc đặt hậu môn có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm đau cho vùng này
  • Điều trị bằng thủ thuật chích xơ búi trĩ, thắt vòng cao su,…

Tình trạng búi trĩ đã nặng, các chuyên gia sẽ khuyên nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện bệnh trĩ

Bên cạnh các phương pháp giúp chữa bệnh trĩ kể trên, bạn cũng có thể hạn chế sự phát triển của búi trĩ bằng việc thay đổi thói quen, lối sinh hoạt hằng ngày.

  • Xây dựng chế độ ăn uống, cung cấp các dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, củ quả để việc trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ làm mềm phân, giúp việc tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng và thuận lợi hơn, hạn chế tối đa áp lực lên búi trĩ và vùng hậu môn.
  • Thực phẩm có khả năng nhuận tràng được giới chuyên gia khuyến khích cho bệnh nhân trĩ như: Rau mồng tơi, rau diếp cá, rau lang, rau đay,…
  • Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học, tránh ngồi trong toilet quá lâu. 
  • Vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sau khi đi đại tiện hoặc trong khi tắm
  • Chăm chỉ luyện tập, tăng cường tập thể dục, để tăng cường hoạt động của nhu động ruột, hạn chế táo bón
  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ. Nên đi lại sau sau khi ngồi/đứng một chỗ 1 tiếng, nhằm hạn chế sức ép lên búi trĩ.
  • Duy trì tâm lý thoải mái vui vẻ và lạc quan.
  • Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, không nên thức khuya hay làm việc quá sức mình.
thay-doi-thoi-quen-sinh-hoat-de-cai-thien-benh-tri
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ.

Xem thêm Tiêu búi trĩ bằng viên sủi Satuchin một cách hiệu quả

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc “bệnh trĩ có di truyền không?”, giúp cung cấp nhiều kiến thức mới cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)