#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Gai gót chân là gì? Tất tần tật những điều bạn nên biết về bệnh

Cơ Xương Khớp

Gai gót chân là căn bệnh khá phổ biến hiện nay với nhiều dấu hiệu gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh này xảy ra nhiều ở đối tượng người lớn tuổi. Người bệnh sẽ bị khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này nhé!

QC

1. Gai gót chân là gì?

Gai gót chân là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tái tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn hoặc là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp gây cảm giác đau nhức, tê buốt khó chịu. Hiện tượng này xảy ra do sự hình thành lớp canxi mới xung quanh gân chân khi bị viêm. Sau khi lớp canxi này tích tụ lâu ngày sẽ hình thành sụn xương nhọn nằm ở mặt dưới phía gót chân.

 

Gai got chan
Gai gót chân là căn bệnh gây đau nhức

2. Nguyên nhân gây ra bệnh gai gót chân

Gai gót chân thường xuất hiện ở nhiều đối tượng có độ tuổi và giới tính khác nhau, đặc biệt là người già. Nguyên nhân gây bệnh thường không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh gai xương gót chân có thể là do người bệnh thừa cân hoặc mang vác quá nặng.

Thông thường, trọng lượng sẽ đổ dồn lên bàn chân và gót chân gấp 20 lần trọng lượng của cơ thể. Nhưng khi bạn thừa cân hoặc mang vác đồ đạc quá nặng sẽ khiến gót bàn chân chịu đựng một lực tác động gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do sức nặng của cơ thể tập trung lên gân cơ Achille và vùng bắp chân.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài, gân Achille và cơ cẳng chân sẽ bị quá tải và làm căng cân cơ vùng gan chân dẫn đến viêm gân, nặng hơn có thể là đứt gân chân. Và để chống lại tình trạng tổn thương này, cơ thể sẽ tự điều tiết và bù đắp một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân. Sự tích tụ canxi dưới gót chân ngày càng lớn sẽ hình thành một gai xương gọi là gai xương gót chân.

Ngoài ra cũng có thể cho nguyên nhân từ việc mang giày cao gót thường xuyên mà không có miếng đệm

 

Gai got chan
Mang giày cao gót thường xuyên cũng là nguyên nhân gây gai gót chân

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh gai gót chân

Dấu hiệu đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đó là hiện tượng đau nhức và nhói buốt ở vùng xương gót và gan bàn chân. Cơn đau thường tăng lên sau khi bệnh nhân vận động kéo dài hoặc đột ngột. Bên cạnh đó, đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi nhưng sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi trong khoảng thời gian dài.

Ngoài ra, vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và thực hiện những bước đi đầu tiên sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội. Sau khi đi lại một lúc thì cơn đau sẽ bắt đầu giảm dần.

Gai got chan
Cần chú ý đến các triệu chứng của gai gót chân

4. Đối tượng bị bệnh gai gót chân

Gai xương gót chân thường hay gặp ở những người bị bệnh béo phì, thừa cân hoặc người ở độ tuổi trung niên. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở vận động viên điền kinh, những người thường xuyên thực xuyên thực hiện hoạt động thể chất liên quan đến gót chân hoặc người khiêng vác nặng.

Gai got chan
Gai gót chân xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau

5. Cách chữa trị bệnh gai gót chân

Điều trị gai gót chân bằng thuốc Tây

Khi bị gai gót chân, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ kê đơn và chỉ định sử dụng một vài loại thuốc uống tại nhà hoặc tiêm tại chỗ. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là tính tiện lợi và hiệu quả cao.

Một vài các loại thuốc điều trị tình trạng gai gót chân hay được sử dụng là:

Thuốc giảm đau: Paracetamol

Thuốc kháng viêm non-steroid: Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen…

Thuốc tiêm: Corticoid

Thuốc bổ thần kinh: vitamin B6, B12…

Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần ngay lập tức ngưng sử dụng và đến gặp các bác sĩ.

Gai got chan
Điều trị gai gót chân bằng thuốc Tây khá hiệu quả

Điều trị gai gót chân bằng Đông Y

Đông Y là một trong những phương pháp hiệu quả lại mang tính an toàn và ít tác dụng cho người bệnh. Các bạn có thể dễ dàng tìm được các nguyên liệu này trong cuộc sống hằng ngày. Cùng tham khảo một số bài thuốc hiệu quả nhé!

Bài thuốc ngâm chân

Bạn có thể sử dụng các rễ cây như đỗ tương hay cà tím… đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi và đổ ra thau chậu, ngâm chân khoảng 40-60 phút mỗi ngày, sẽ thấy giảm bớt đau đớn. Ngoài  ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những loại bồn ngâm chân tốt nhất làm nóng hiệu quả với giá chỉ từ 2 triệu để lựa chọn, mua sắm và chữa bệnh.

Gai got chan
Ngâm chân rất tốt cho bệnh gai gót chân

Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng

Một số chất hóa học trong cây xương rồng có tác dụng giải độc cho cơ thể như taraxerol, epifriedelanol, axit nitric,… Ngoài ra, nhựa cây xương rồng còn có tác dụng giảm ngứa. Đầu tiên chúng ta sẽ chuẩn bị 1 cây xương rồng có gai. Sau đó tiến hành loại bỏ gai trên cây xương rồng và tách cây xương rồng làm hai. Sử dụng xương rồng đắp lên vùng đau sau đó quấn gạc lại để cố định.

Bài thuốc từ hạt đu đủ

Cách làm:

– Bọc hạt đu đủ chín bằng vải mùng rồi bắt đầu bóp nhẹ để làm dập màng nước ở hạt. Bỏ lớp màng ở hạt rồi thấm bớt nước ở hạt sao cho hạt còn hơi ẩm

– Mang hạt đi nghiền nát.

– Lấy hạt đu đủ đã nghiền nát thoa đều khắp gót chân rồi dùng một miếng vải mùng quấn lại.

– Cứ 15 phút thì lại dùng hạt đu đủ bôi thêm một lớp nữa. Sử dụng trong vòng tối đa 30 phút để da không bị bỏng do tiếp xúc quá lâu bói hạt đu đủ.

Gai got chan
Hạt đu đủ là một trong những phương pháp điều trị gai gót chân hiệu quả

Cách chữa gai xương gót chân bằng châm cứu và bấm huyệt

Việc sử dụng châm cứu để điều trị gai gót chân được rất nhiều người lựa chọn vì sự an toàn và hiệu quả tốt. Hơn thế, châm cứu còn giúp mang lại khả năng lưu thông máu và nhiều dấu hiệu không tốt khác.

Bấm huyệt từ lâu là một cách để giảm các triệu chứng đau nhức ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể. Nếu kiên trì sử dụng bấm huyệt để điều trị gai gót chân sẽ giúp bệnh mau khỏi, sức khỏe được cải thiện.

Điều trị gai gót chân bằng vật lý trị liệu

Sử dụng vật lý trị liệu bằng các kỹ thuật như tác động nhiệt, kéo giãn, hồng ngoại,… để chữa trị gai gót chân là một biện pháp đang được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ cho áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau

6. Cách phòng ngừa bệnh gai gót chân

Dành thời gian để khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi lao động hay chơi thể thao. Sau đó thư giãn, thả lỏng chân, gác chân cao, mát xa gan chân.

Nếu cần tập chạy hay đi bộ, tốt nhất là thực hiện cuộc chạy hay đi bộ nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn hơn là chạy một lần với quãng đường dài, gắng sức. Cần lượng sức mình, đừng đánh giá quá cao khả năng của bản thân để rồi thực hiện các vận động hay lao động quá sức.

Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao su vào đế giầy. Hạn chế đi lại nhiều và khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách gác chân cao, tránh đi lại. Thực hiện theo nguyên tắc nghỉ ngơi, chườm đá tại chỗ, và băng chun gan bàn chân để hỗ trợ chân, gác chân lên cao khi nghỉ.

Nếu cần, hãy tìm kiếm lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa về kế hoạch luyện tập thích hợp với bản thân nhằm giúp cơ thể có thời gian dần thích ứng. Đối với những người béo phì cần giảm béo bằng chế độ ăn cũng như vận động thích hợp. Phát hiện sớm, sửa chữa kịp thời các dị tật bàn chân.

Gai got chan
Cần có phương pháp ngừa bệnh gai gót chân hiệu quả

Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh gai gót chân để có cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả nhất. Người bệnh nên có cách điều trị nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo bệnh nhanh khỏi và không bị xuất hiện các biến chứng.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)