#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau thần kinh tọa là gì? Những vấn đề ai cũng nên biết 

Cơ Xương Khớp

QC

Đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau thần kinh tọa là một bệnh lý xương khớp trong đó tình trạng đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Vậy dây thần kinh toạ là gì? Đây là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, nó chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh toạ chi phối hoạt động của cả lưng và chân.

Đau thần kinh tọa sẽ kèm theo hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện là các cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng sau đó lan dần đến vùng hông, mông và xuống hai chân.

Đau thần kinh tọa sẽ kèm theo hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa sẽ kèm theo hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa

Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa

  • Cơn đau từ phần thắt lưng lan tỏa xuống mông và cẳng chân
  • Cảm giác đau nhẹ râm ran như kiến bò, kim châm nhưng cũng có thể nhói đau hoặc đau thần kinh tọa dữ dội như điện giật
  • Cảm giác tê cứng, ngứa râm ran, yếu cơ, co cứng cột sống lưng vào buổi sáng
  • Dáng đi tập tễnh, cúi, gập, ngửa người khó khăn
  • Đau khi đi đại tiểu tiện, đau hạ bộ

Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa

Đối tượng của bệnh thần kinh toạ

  • Người ngoài 30 tuổi: Nhìn chung, những người từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa nhiều nhất. Do đặc thù công việc, nhóm tuổi này có xu hướng vận động tích cực hơn, làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc tổn thương cột sống. Thêm vào đó, các đĩa đệm của họ cũng dễ bị tổn thương hơn thanh thiếu niên.
  • Người lười vận động: Những người ít vận động (như ngồi làm việc với máy tính cả ngày hoặc lái xe đường dài) có nhiều nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa. Khi đó, dây thần kinh hông gặp áp lực lớn và dễ bị kích thích hơn.
  • Người hay phải nâng, mang vác vật nặng: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, động tác nâng vật có trọng lượng nặng và phải vặn cột sống liên tục cũng có thể gây đau thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm.
  • Người hay đi bộ, chạy bộ: Nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan và công bố trên Tạp chí Spine (2002) cho thấy, đi bộ, chạy bộ có thể dẫn đến đau thần kinh tọa, đồng thời làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Nghiên cứu này được tiến hành trên 327 người bị đau dây thần kinh tọa và 2.077 người không mắc bệnh.
Đi bộ, chạy bộ có thể dẫn đến đau thần kinh tọa, đồng thời làm các triệu chứng trầm trọng hơn
Đi bộ, chạy bộ có thể dẫn đến đau thần kinh tọa, đồng thời làm các triệu chứng trầm trọng hơn

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, hoặc viêm khớp. Trật đốt sống thắt lưng, mang thai hoặc khối u là những tác nhân có thể gây ra bệnh đau thần kinh toạ. Tuy nhiên, cũng có một số lí do gián tiếp khác gây ra bệnh này như tiểu đường, táo bón,…

Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông ở phần dưới cột sống, có tác dụng nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động nhịp nhàng. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ hình lê vốn dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân; và vì vậy dẫn tới co thắt vùng cơ này.

nguyên nhân đau thần kinh tọa

Các cách chẩn đoán thần kinh toạ

  • Chụp X-Quang thường: Phát hiện các hình ảnh hẹp đĩa đệm, hở đĩa đệm, xẹp đĩa đệm…
  • Chụp X-Quang có cản quang: áp dụng khi nghi ngờ đau thần kinh tọa do khối u gây ra.
  • Chụp CT scan hoặc MRI: Định vị được vị trí thoát vị đĩa đệm cùng các tổn thương dây thần kinh.
  • Điện cơ đồ: Hỗ trợ đánh giá đúng mức độ tổn thương các rễ thần kinh trong trường hợp đau thắt lưng hông, trong đó có dây thần kinh tọa.
  • Xét nghiệm sinh hóa – tế bào: bao gồm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… để xác định được chính xác các vấn đề liên quan đến dây thần kinh toạ.

Cách điều trị đau thần kinh tọa

Chữa trị đau dây thần kinh tọa có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau đây, từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ, lựa chọn cách phù hợp nhất.

Phương pháp nhiệt lượng: 

Người bệnh có thể tự áp dụng phương pháp nhiệt lượng (chườm nóng hoặc lạnh) để giảm đau thần kinh tại nhà. Dùng một miếng đệm nóng hoặc túi nước đá chườm lên vị trí đau nhức khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục, các lần cách nhau hai giờ. Có thể thử nghiệm hai cách chườm nóng hoặc chưởng lạnh để xem cách nào mang lại sự dễ chịu, thoải mới hơn hoặc xen kẽ giữa hai cách.

Sử dụng thuốc Tây

 

  • Thuốc giảm đau ngắn hạn như Acetaminophen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen.
  • Bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid để giảm viêm.
Chữa trị đau dây thần kinh tọa có nhiều phương pháp
Chữa trị đau dây thần kinh tọa có nhiều phương pháp

Áp dụng các bài thuốc Đông Y

Theo quan niệm Đông Y, có rất nhiều cây thuốc có tác dụng điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả, ví dụ như lá lốt, gừng, xương rồng, rau má, cây cỏ xước… Đông Y luôn là phương pháp điều trị rẻ mà mang lại kết quả khá cao nếu bệnh nhân kiên trì sử dụng, đúng liều lượng.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Dù rất khó để có thể kiểm soát được các cơn đau thần kinh tọa nhưng người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Duy trì tư thế tốt trong mọi hoạt động: làm việc, sinh hoạt, di chuyển,….
  • Uốn cong ở đầu gối khi nâng vật nặng.
  • Hạn chế mang vác đồ nặng, quá sức.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung thêm các loại dinh dưỡng tốt cho xương khớp trong đó có các vitamin nhóm B, vitamin C,…

Những thực phẩm người đau thần kinh tọa nên kiêng

Các chất kích thích: 

Rượu, bia, thuốc lá là các chất cấm kỵ với người bị đau thần kinh tọa. Đối với người khoẻ mạnh, các chất kích thích này sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…. Trong khi đó, đối với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân đau thần kinh toạ nói riêng, việc sử dụng các chất kích thích sẽ khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn và làm chậm kết quả của quá trình điều trị.

Cà phê cũng được đánh giá là một chất kích thích bởi có chứa thành phần cafein gây mất ngủ. Các bệnh nhân đang bị những cơn đau hành hạ hàng đêm thì không nên sử dụng cà phê,  khiến bệnh nhân càng không thể có được một giấc ngủ ngon.

Hải sản:

Hải sản chứa lượng lớn canxi là thành phần cấu tạo nên xương. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ kích thích mọc nhiều gai xương dẫn đến tình trạng đau nhức ngày càng tăng. Không những thế, việc này còn có thể gây viêm nhiễm và khiến cho bệnh tiến triển tiêu cực hơn. 

Thịt đỏ 

Bệnh nhân bị đau thần kinh toạ sẽ bị giảm khả năng lưu thông máu đến chân dẫn đến thường xuyên bị đau và tê. Trong thời gian dài có thể dẫn đến teo cơ. Thịt đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình này nhanh hơn và còn gây ra các cơn đau dữ dội hơn. Vì vậy, bệnh nhân bị đau thần kinh toạ cần hạn chế tối đa lượng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bao gồm thịt bò, dê và trâu.

Bệnh nhân bị đau thần kinh toạ cần hạn chế tối đa lượng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống
Bệnh nhân bị đau thần kinh toạ cần hạn chế tối đa lượng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống

Thức ăn chứa nhiều muối

Muối là gia vị làm món ăn thêm hương vị và đậm đà, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, người bị đau thần kinh tọa không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối. Nguyên nhân là vì việc dung nạp quá nhiều muối sẽ khiến hệ thống thần kinh bị trì trệ, kém hoạt động từ đó dẫn đến các cơn đau do đau thần kinh tọa diễn ra ngày càng dữ dội hơn.

Một số thực phẩm chứa nhiều muối như:

  • Dưa muối
  • Cá, thịt hun khói
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Sản phẩm đồ hộp

Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về thần kinh toạ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này để có cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)