#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau mỏi vai gáy kéo dài chữa trị như thế nào?

Cơ Xương Khớp

Đau mỏi vai gáy kéo dài là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau mỏi vai gáy còn là báo hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm. Để hiểu thêm về Đau mỏi vai gáy kéo dài chữa trị như thế nào, mời độc giả cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

QC

Đau mỏi vai gáy kéo dài là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Tuy nhiên nếu đau mỏi vai gáy kéo dài với tần suất và mức độ tăng dần thì hãy cẩn thận, chúng đôi khi lại là mầm mống của một số bệnh lý dưới đây:

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những thủ phạm chính gây đau mỏi vai gáy. Bước qua tuổi 30, con người đã bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, cột sống cổ cũng không ngoại lệ. Người bị thoái hóa cột sống cổ sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng như: đau cổ vai gáy, cứng cổ, đau lan xuống hai cánh tay, lan lên đỉnh đầu gây hoa mắt chóng mặt, bị thiếu máu…

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau mỏi vai gáy một cách âm ỉ, kéo dài, các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau nên hầu hết chúng ta đều không phát hiện cho đến khi tình trạng thoái hóa trở nên nặng nề hoặc vô tình đi khám.

dau-moi-vai-gay-keo-dai-chua-tri-nha-the-nao
Đau mỏi vai gáy kéo dài là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay

Thoát vị đĩa đệm cổ

Nghiêm trọng hơn thoái hóa, thoát vị đĩa đệm còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh. Ngoài triệu chứng đau mỏi vai gáy, bệnh nhân còn cảm thấy đau buốt vùng cổ, cảm giác như bị kim châm, nhất là khi vận động vùng cổ đột ngột hoặc quá mạnh. Nếu bị khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh quá nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với việc hạn chế vận động, tê yếu chi trên, thậm chí teo tay, mất đi cảm giác và liệt vĩnh viễn.

Viêm khớp quanh vai

Viêm khớp quanh vai là tình trạng các cơ quan quanh khớp vai như: lớp sụn khớp, bao khớp, màng hoạt dịch, dây chằng, gân, cơ và đầu xương bị tổn thương. Để phân biệt viêm khớp quanh vai với các bệnh lý khác, chúng ta có thể căn cứ vào một số triệu chứng phổ biến như đau mỏi vai gáy trầm trọng, phần vai bị tê cứng, buốt và nhức khi va chạm, nằm nghiêng hay vận động mạnh, phần gáy có bị ảnh hưởng nhưng ít hơn.

Tương tự như viêm khớp quanh vai, các tổn thương liên quan đến các vị trí này như: trật khớp vai, đau khớp vai, thoái hóa khớp vai… đều có thể gây ra các cơn đau dây thần kinh vai gáy âm ỉ hoặc dữ dội. Để chẩn đoán chính xác nhất, tốt nhất bệnh nhân nên chụp X-quang hoặc MRI để có kết quả rõ nhất.

Lao xương khớp

Lao xương khớp là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra các cơn đau mỏi vai gáy bất cứ lúc nào, với tiền thân là lao phổi thứ phát. Theo đó, hệ thống xương khớp của không bị nhiễm khuẩn trước đó mà sẽ hình thành khi tiếp xúc với trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hoặc sau thời gian mắc bệnh lao phổi. Lao xương xuất hiện phổ biến ở phần cột sống lưng, gối và hông. Vùng đốt sống cổ tỷ lệ gặp ít hơn nhưng không phải không xảy ra.

Người bị đau mỏi vai gáy do lao xương khớp sẽ thấy đau nhức xương khớp vùng cột sống cổ, vai gáy, cơn đau diễn ra liên tục, dữ dội hơn vào ban đêm. Ngoài ra, vùng cổ bị viêm sưng to, tuy nhiên không đỏ hay viêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần có can thiệp từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như lao lan rộng, biến dạng xương, teo cơ, liệt tứ chi, liệt cơ tròn…

Bệnh lý khác

Các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh, loãng xương hay sỏi mật cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau mỏi vai gáy. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám sớm để xác định rõ, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy kéo dài

Thuốc giảm đau cấp tính

Đau mỏi vai gáy kéo dài uống thuốc gì là tốt nhất? Theo các chuyên gia, đối với trường hợp đau do nguyên nhân cơ học và không có tổn thương thực thể nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy cổ cấp tính như:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin kết hợp với codein hoặc tramadol giúp điều trị và giảm các triệu chứng đau mỏi vai gáy thông thường.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam Celecoxib…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm, Diazepam được dùng cho các trường hợp đau cơ cấp, co cứng cơ khó vận động.
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin… giúp giảm cảm giác khó chịu do kích thích thần kinh vùng vai, gáy, cổ.
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm: phổ biến nhất là Amitriptylin, được dùng cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy mạn tính, rối loạn giấc ngủ.
  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Khi dùng thuốc, người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì nếu uống không đúng liều lượng hoặc không đúng thuốc sẽ gây tác dụng phụ như: xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng gan… thậm chí nếu lạm dụng có thể gây giòn xương, gãy xương.

Biện pháp vật lý trị liệu chữa đau vai gáy

Vật lý trị liệu chữa đau mỏi vai gáy là phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo, tác động vào vùng vai gáy đang bị tổn thương. Đây là giải pháp điều trị được đánh giá cao vì nó giúp giảm thiểu biến chứng, hạn chế bệnh tái phát.

dau moi vai gay keo dài chua tri nhu the nao
Hít sâu và ngửa cổ từ từ về phía lưng giúp hỗ trợ bệnh đau mỏi vai gáy kéo dài

Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như:

Xoa bóp, bấm huyệt: Là phương pháp điều trị bệnh đau nhức vai gáy được nhiều người áp dụng. Phương pháp bấm huyệt chủ yếu dùng lực từ bàn tay, ngón tay tác động lên các huyệt đạo vùng vai lưng, cổ để giúp máu được lưu thông tốt hơn, khiến người bệnh cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức và điều trị bệnh hiệu quả.

  • Châm cứu: Đây là một trong những phương pháp chữa đau nhức xương khớp lâu đời mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ sẽ sử dụng kim châm tác động vào các huyệt vị giúp lưu thông khí huyết, giảm sự co thắt cơ gây đau nhức.
  • Nhiệt trị liệu: Sử dụng nguồn nhiệt nóng giúp nâng cao tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau, chống viêm cho người bệnh.
  • Siêu âm: Có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, kháng viêm, giãn cơ, giảm đau nhức hiệu quả.
  • Sóng ngắn: Sử dụng sóng âm tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong, tăng cường chuyển hóa, giảm phù nề, chống viêm, giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy.

Bài tập hỗ trợ

  • Tư thế con mèo: Quỳ lên, chống 2 tay cùng 2 chân xuống sàn. Hít sâu và ngửa cổ từ từ về phía lưng, giữ yên 10s và trở về tư thế ban đầu.
  • Động tác ưỡn cổ: Người bệnh đau mỏi vai gáy nằm ngửa xuống sàn, lấy điểm tựa là vùng xương chẩm cùng mông. Từ từ ưỡn cổ và vai ra rồi hít thở sâu 5s rồi hạ xuống, lặp lại 5 – 7 lần.

Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc bệnh Đau mỏi vai gáy kéo dài chữa trị như thế nào. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Và tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Do đó, để rút ngắn thời gian chữa trị và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, bệnh nhân nên thăm khám đinh kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)