#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau mỏi vai gáy cánh tay là do đâu? Cách chữa trị

Cơ Xương Khớp

Đau mỏi vai gáy cánh tay là hiện tượng bất kỳ ai cũng có thể gặp và có đang xu hướng trẻ hóa. Vậy đau mỏi vai gáy cánh tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chứng bệnh này và có giải pháp phù hợp cho mình từ chia sẻ của các chuyên gia Xương khớp.

QC

Đau mỏi vai gáy cánh tay là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy cánh tay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Thế nhưng, nếu đau mỏi vai gáy cánh tay kéo dài với tần suất và mức độ có xu hướng tăng dần thì hãy cẩn thận, bởi chúng đôi khi lại là mầm mống của một số bệnh lý dưới đây:

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh điển hình gây đau mỏi vai gáy. Bước qua tuổi 30, con người đã bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, cột sống cổ cũng không ngoại lệ. Người bị thoái hóa cột sống cổ luôn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như đau cổ vai gáy, đau lan xuống cánh tay, cứng cổ, lan lên đỉnh đầu khiến bệnh nhân hoa mắt chóng mặt, thiếu máu…

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ còn gây ra các cơn đau vai gáy một cách âm ỉ và kéo dài. Các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau nên hầu hết chúng ta đều không dễ phát hiện cho đến khi tình trạng thoái hóa trở nên nặng nề hoặc vô tình đi khám.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Bạn cũng biết, thoát vị đĩa đệm cổ còn nguy hiểm hơn thoái hóa đốt sống cổ khi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh. Ngoài triệu chứng đau mỏi vai gáy cánh tay, bệnh nhân còn cảm thấy đau buốt vùng cổ, cảm giác như bị kim châm, nhất là khi vận động vùng cổ đột ngột hoặc quá mạnh.

Nguy hiểm nhất là người bệnh sẽ phải đối mặt với việc teo cơ, mất cảm giác và liệt vĩnh viễn nếu hoạt động quá nhiều.

Viêm khớp quanh vai

dau moi vai gay canh tay
Viêm khớp quanh vai còn gây ra các cơn đau vai gáy cánh tay

Viêm khớp quanh vai là trạng thái các cơ quan ở quanh khớp vai như sụn khớp, bao khớp, dây chằng, màng hoạt dịch, gân, cơ và đầu xương bị tổn thương. Để phân biệt viêm khớp quanh vai, chúng ta có thể căn cứ vào một số triệu chứng phổ biến như: đau vai gáy trầm trọng, phần vai cứng, đau buốt và nhức khi có sự va chạm, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, phần sau gáy có bị ảnh hưởng nhưng ít hơn.

Giống với viêm khớp quanh vai, các tổn thương liên quan đến trật khớp vai, đau khớp vai, thoái hóa khớp vai… thì đều có thể gây ra những cơn đau dây thần kinh ở vai gáy, chúng có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Để chẩn đoán bệnh chính xác, tốt nhất bạn nên chụp X-quang hoặc MRI để có kết quả rõ nhất.

Lao xương khớp

Lao xương khớp được xem là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra các cơn đau mỏi vai gáy cánh tay bất cứ lúc nào, với tiền thân là lao phổi thứ phát. Theo đó, hệ thống xương khớp của chúng ta không hề bị nhiễm khuẩn trước đó mà sẽ hình thành khi tiếp xúc với trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hoặc sau một thời gian mắc bệnh lao phổi.

Người bị đau mỏi vai gáy cánh tay do lao xương khớp sẽ thấy đau nhức xương khớp vùng cột sống cổ, vai gáy, cơn đau diễn ra liên tục và dữ dội hơn vào ban đêm. Ngoài ra, vùng cổ bị viêm sưng to lên nhưng không đỏ hay viêm. Lúc này, bệnh nhân cần có sự can thiệp sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh lý khác

Các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh, loãng xương hay sỏi mật cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau vai gáy. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám từ sớm để xác định rõ bệnh tình, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng của đau mỏi vai gáy cánh tay

Đau mỏi vai gáy cánh tay thường xuất hiện cùng với những triệu chứng sau:

  • Cổ cứng đơ hoặc bạn gặp khó khăn trong vận động cổ;
  • Đau nhức, chủ yếu ở vùng cổ phía dưới;
  • Đau mỏi toàn thân, cảm giác mất sức hoặc đau nhức cơ;
  • Cơn đau lan dọc theo dây thần kinh từ cổ đến vai và cánh tay;
  • Ngứa ran, tê cánh tay, trở nên yếu ớt;
  • Nâng đồ vật khó khăn;
  • Nhức đầu;
  • Các rối loạn giấc ngủ. Điều này xảy ra khi các cơn đau mỏi vai gáy tiếp tục và kéo dài.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cánh tay

dau moi vai gay canh tay

Các nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy rất đa dạng. Xuất phát điểm ban đầu thường là do thói quen công việc và sinh hoạt gây nên các triệu chứng đau nhẹ, ít được chú ý. Đó là mầm mống cho các vấn đề xương khớp nghiêm trọng hơn như viêm khớp, thoái hóa khớp… Các cơ đau từ chỗ ít, xuất hiện thỉnh thoảng, dần dần trở nên thường xuyên hơn, dai dẳng hơn.

  • Nằm, ngồi sai tư thế
  • Tư thế ngồi làm việc bị sai gây đau mỏi vai gáy
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Chèn ép dây thần kinh
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Chấn thương

Biến chứng đau mỏi vai gáy cánh tay

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy lâu ngày có thể gây ra những biến chứng như:

  • Rối loạn tiền đình thiếu máu nuôi dưỡng não: Thường do bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ gây nên tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não. Mạch máu lên não bị chèn ép, do đó không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng tới não. Biểu hiện là bệnh nhân hay bị đau đầu, chóng mặt, xa xẩm mặt mày, kém tập trung, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ… Đây là một trong những biến chứng rất thường gặp ở các bệnh nhân đau mỏi vai gáy.
  • Chèn ép tủy sống vùng cổ: Các tổn thương cột sống cổ ở mức độ nặng có thể gây ra chèn ép tủy sống vùng cổ. Tuy hiếm gặp nhưng nếu xảy ra có thể để lại tai biến nặng nề cho bệnh nhân ví dụ như: rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí là liệt nửa người hoặc tứ chi.
  • Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm đốt sống cổ, hay chấn thương vùng vai… có thể dẫn tới đám rối thần kinh cánh tay bị tổn thương. Xuất hiện những triệu chứng tương ứng với chi phối thần kinh của nó. Các biểu hiện hay gặp nhất là tê bì mất cảm giác từng vùng của tay, hoặc teo cơ, giảm vận động, hoặc liệt vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và cuối cùng là ngón tay.
  • Đau rễ thần kinh: Do rễ thần kinh tại các đốt sống cổ bị chèn ép. Do đó gây ra những cơn đau nhói dữ dội, hoặc bỏng rát, tê tái, nhức nhối tại các vùng cổ, vai gáy, lưng, cổ, cánh tay và đầu.

Cách chữa đau mỏi vai gáy cánh tay tốt nhất

dau moi vai gay canh tay
Cách điều trị chứng đau mỏi vai gáy cánh tay

Điều trị đau mỏi vai gáy cánh tay bằng thuốc Tây

Để làm giảm thiểu các triệu chứng bệnh, khi bị đau mỏi vai gáy cánh tay, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tây theo sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến:

  • Thuốc giúp giảm đau: Paracetamol, Efferalgan, Acetaminophen… có tác dụng giảm cơn đau cấp tính. Nên nhớ, bạn chỉ dùng thuốc theo đợt ngắn ngày và không lạm dụng quá mức.
  • Thuốc đau thần kinh: Gabapentin, Tramadol, Pregabalin, Propoxyphen, Neurontin… được dùng cho những trường hợp bị tổn thương rễ thần kinh.
  • Thuốc hỗ trợ giãn cơ: Nhằm giảm những cơn co cứng, đau mỏi vai gáy cánh tay, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal…

Hỗ trợ chữa đau mỏi vai gáy bằng thuốc nam

  • Gạo: Lấy vỏ cây gạo + vỏ cây lá đắng + dây đau xương + thân cây bọt ếch, mỗi loại khoảng 1 kg. Đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó nấu thành cao lỏng, mỗi lần sử dụng 1 muỗng cao pha với chút rượu trắng và uống 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc trị đau mỏi vai gáy từ cam nướng: Chọn 1 quả cam sành, đem cắt phần đầu rồi nhồi 1-2 củ hành khô đã thái nhỏ + 1 chút phèn chua vào bên trong. Lắp phần đầu quả cam lại, cố định vào tăm rồi nướng cam cho đến khi phần vỏ cam cháy đen. Sau khi cam chín, loại bỏ phần vỏ cháy, thái nhỏ quả cam rồi đắp vào vùng vai gáy bị đau, cảm giác đau sẽ biến mất ngay lập tức.
  • Sử dụng rễ lá lốt: Dùng khoảng 100g rễ lá lốt ngâm với 1 lít rượu gạo. Sau thời gian là 1 tháng, người bệnh dùng rượu lá lốt xoa bóp vùng vai gáy bị đau mỏi. Kiên trì ngày xoa bóp 1 lần, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến đau mỏi vai gáy cánh tay. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có nhìn rõ nét hơn về bệnh xương khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)