#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau khớp uống thuốc gì? Các thực phẩm giúp cải thiện bệnh xương khớp

Cơ Xương Khớp

QC

Đối với cơn đau nhức xương khớp cấp

Các cơn đau xuất hiện do vẹo cổ, đau vai gáy, đau lưng cấp thường có lí do phổ biến là thay đổi tư thế đột ngột (xoay vặn cổ, gáy, thắt lưng); tư thế nằm hay ngồi không chuẩn, bị lệch hoặc vẹo… Các cơn đau thường xuất hiện cùng với triệu chứng các cơ vùng xung quanh bị cứng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Đau khớp uống thuốc gì? Đau khớp ngón tay uống thuốc gì? Đau khớp gối uống thuốc gì? Vậy cùng tìm hiểu nhé!

Khi các cơn đau nhức xương khớp cấp xuất hiện, cách hiệu quả nhất để giảm đau nhanh chóng là sử dụng các thuốc giảm đau có chứa paracetamol. Khi tình trạng đau nhức không được cải thiện thì có thể dùng một trong các thuốc giảm đau phối hợp như: Các thuốc phối hợp giữa paracetamol + codein (opioid), paracetamol +  gabapentin (thuốc giảm đau thần kinh), paracetamol + ibuprofen (thuốc giảm đau kháng viêm)… Hoặc người bệnh bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như indomethacin, naproxen, piroxicam… Khi cơn đau quá dữ dội, có thể sử dụng phối hợp các thuốc trên với nhóm thuốc giãn cơ vân (như tolperison) và các vitamin nhóm B tùy theo tình trạng đau cụ thể của bệnh nhân. Hãy chú ý phối hợp dựa trên hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như indomethacin, naproxen, piroxicam

Sự phối hợp các thuốc giảm đau sẽ đem lại kết quả tức thời, nhanh chóng. Nhưng việc này cần được kiểm soát chặt chẽ, theo phác đồ, chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng đúng liều, đúng lượng, đúng chỉ định này sẽ hạn chế tác dụng phụ và hạn chế người bệnh lạm dụng thuốc quá liều gây phụ thuộc.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như thuốc giảm đau có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa. Không những thế, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.

Để hạn chế tối đa các tác dụng phụ mà các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể gây ra, bệnh nhân nên uống thuốc sau ăn và đồng thời có thể phối hợp với các thuốc bảo vệ dạ dày.

Mặt khác, bệnh nhân nên kết hợp uống thuốc với các phương pháp như vật lý trị liệu, xoa nắn bấm huyệt để hỗ trợ điều trị. Tích cực giữ ấm, chườm ấm cũng sẽ giúp giảm đau cơ do lạnh. Nếu đau do sai tư thế, bệnh nhân cần nghỉ ngơi để các cơ được thả lỏng, thư giãn.

Đối với các bệnh lý đau nhức xương khớp mãn tính

Các bệnh khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp… thường rất khó để chữa trị dứt điểm. Bệnh tiến triển nhanh và khá phức tạp, thường tái phát các cơn đau cấp. 

Các bệnh khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp

Do vậy, đối với các bệnh nhân mãn tính, thuốc điều trị có vai trò chính là giúp kiểm soát tình trạng viêm đau. Một số thuốc được chỉ định gồm: các thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, piroxicam…); Các thuốc nhóm corticoid như betamethazone, dexamethazone… Bệnh nhân có thể sử dụng phối hợp với các thuốc nhóm giảm đau hạ sốt, giảm đau phối hợp, thuốc giãn cơ giúp tăng tác dụng giảm đau và giảm liều thuốc kháng viêm (vì lạm dụng thuốc kháng viêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ). 

Ngoài các thuốc dùng đường uống, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm một số thuốc dùng ngoài như bôi xoa, cao dán cũng có tác dụng giảm đau viêm đối với những trường hợp đau mức độ nhẹ đến vừa.

Đối với các bệnh lý đau nhức xương khớp mãn tính, tình trạng bệnh thường kéo dài, diễn biến phức tạp, có thể tái phát nhiều đợt, khó kiểm soát và không thể chữa trị dứt điểm nên người bệnh thường có cảm giác chán nản, bỏ điều trị hoặc điều trị bằng các phương pháp không chính thống qua truyền miệng, dân gian, không chỉ không làm bệnh thuyên giảm mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, biến dạng khớp nghiêm trọng hơn.

Do đó, ngoài việc kiểm soát các cơn đau nhức bằng các thuốc giảm đau chống viêm, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh sử dụng các thuốc đông y nhằm kiểm soát và giảm dần liều lượng, tần suất sử dụng thuốc kháng viêm và corticoid. Thuốc Đông y có tác dụng chậm nhưng lại cực kì an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài mà hầu như không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Thuốc Đông y cũng có hiệu quả lâu dài, khi ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn kéo dài một thời gian chứ không bị mất lập tức như thuốc Tây y. 

Các bài thuốc đông y đơn giản tại nhà

Cải bó xôi, nấm hương và muối

Sử dụng 60 gram cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ, 180 gram nấm hương rửa sạch, bỏ chân, một ít muối. Cho hỗn hợp vào nồi, đổ nước vừa phải và đun sôi. Bệnh nhân sử dụng uống 2 lần/ngày, đều đặn trong 10 ngày sẽ thấy kết quả.

Gừng tươi, rượu mùi và đường đỏ

Sử dụng 200 gram gừng tươi, thái nhỏ, ép lấy nước, 400ml rượu mùi và 120 gram đường đỏ. Cho hỗn hợp vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Bệnh nhân sử dụng uống hàng ngày trước khi đi ngủ cho ra mồ hôi, duy trì đều đặn trong 10 ngày sẽ thấy kết quả.
Gừng thái nhỏ, đập dập ép lấy nước; cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi

Ngũ gia bì và gạo nếp

Sử dụng 100 gram ngũ gia bì rửa sạch, ngâm kĩ, nấu chín. Sử dụng nước này nấu cơm nếp với 500 gam gạo nếp.  Đợi cơm nguội cho men rượu vào trộn đều, để lên men thành bỗng rượu và sử dụng trong bữa cơm hàng ngày, đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả

Lá lốt 

Sử dụng 10 gram lá lốt đã phơi khô, sắc với 2 bát nước sôi còn 1/2 bát sử dụng uống trong ngày sau ăn. Duy trì đều đặn 10 ngày sẽ thấy giảm các triệu chứng của bệnh rõ rệt. 

đau khớp nên uống lá lốp

Không những thế, lá lốt còn có thể kết hợp với các vị thuốc khác như rễ bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30 gram, tất cả đem thái mỏng, sắc chung với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống đều đặn. trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cỏ trinh nữ

Sử dụng 30 gram rễ trinh nữ thái mỏng, tẩm rượu, sắc với 400 ml nước đến khi cạn còn 100ml, uống 2 lần/ngày. Hoặc có thể sử dụng rễ trinh nữ nấu thành cao lỏng rồi pha rượu để dành dùng dần.

Ngoài sử dụng các vị thuốc đường uống, bệnh nhân có thể kết hợp xoa bóp bằng cách xoa ấm 2 tay hoặc hơ lửa cho ấm rồi xoa nhẹ nhàng từ bên không đau chuyển dần sang bên đau, xoa từ trên cao xuống, từ đầu xuống cổ, vai, lưng, tay, chân. Áp dụng hằng ngày để cơ thể cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.

đau khớp nên uống cỏ trinh nữ

Các thực phẩm cải thiện bệnh xương khớp

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp. Sụn, xương và dịch khớp được cấu thành từ canxi, collagen, proteoglycan và một số loại axit amin khác. Do đó, bệnh nhân cần bổ sung các chất này thông qua đường ăn uống để tăng sức khoẻ xương khớp, sở hữu hệ xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. 

Bệnh nhận xương khớp được bác sĩ khuyến khích tiêu thụ các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò, nước hầm xương ống hay sụn sườn bò. Đồng thời, người bệnh cần bổ sung đầy đủ thực phẩm có chứa vitamin C, D, A để tăng sự hấp thụ canxi của xương.

các thực phẩm có lợi cho người bệnh xương khớp

Nếu không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết qua đường ăn uống, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các chất trên qua đường thuốc hoặc các thực phẩm chức nănghỗ trợ sức khỏe khác.

Hi vọng với những thông tin ở trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về phương pháp điều trị khi đau khớp, xương,..

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)