#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau cổ vai gáy – Nguyên nhân và cách chữa trị

Cơ Xương Khớp

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Cùng tìm hiểu bệnh đau cổ vai gáy – nguyên nhân và cách chữa trị qua bài viết dưới đây nhé!

QC

Đau cổ vai gáy là bệnh gì?

Đây là một rối loạn thần kinh cơ và là bệnh xương khớp thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Tình trạng bệnh xảy ra do một tổn thương nào đó ở xương khớp hay vùng đốt sống cổ hoặc gây ra bởi sự co cứng đột ngột của các cơ.  Từ đó gây nhức mỏi, tê bì và khó chịu cho người bệnh ở vùng vai gáy. Bệnh thường xuất hiện vào lúc sáng sớm khi người bệnh vừa ngủ dậy hay trong những lúc làm việc quá sức hoặc sai tư thế trong một thời gian dài.

Với bệnh đau cổ vai gáy, ban đầu bệnh nhân có cảm giác đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động ở vùng cổ gáy, vùng đầu, tình trạng này thường xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng.

dau-co-vai-gay-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri
Đây là một rối loạn thần kinh cơ và là bệnh xương khớp thường gặp trong cuộc sống hiện nay

Nguyên nhân bệnh Đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi… Bệnh thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh. Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; bệnh sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Lao động nặng

Lao động nặng, vận động quá sức, sai tư thế là nguyên nhân cơ học hàng đầu gây nên những cơn đau vai gáy.

Thời tiết thay đổi

Một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng đau cổ vai gáy khá phổ biến, đặc biệt là ở những người cao tuổi đó là sự thay đổi thời tiết. Thời tiết nắng mưa thất thường có thể làm giảm quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ, từ đó gây nên hiện tượng thiếu máu cục bộ ở các cơ và dẫn đến tình trạng đau vai gáy.

Mắc các bệnh về xương, khớp

Hội chứng đau cổ vai gáy còn xuất phát từ các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống, viêm bao khớp vai, rối loạn chức năng thần kinh,…Những bệnh này khiến người bệnh đau mỏi, nhức cơ và vô cùng khó chịu.

Triệu chứng đau nhức mỏi cổ vai gáy

Đau lan các điểm

Không dừng lại ở các điểm cổ hay vai mà cơn đau còn lan sang cả những vùng lân cận như bả vai, cánh tay, lưng,… Nghiêm trọng hơn, khi bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh còn bị xuất hiện cả cảm giác đau nửa đầu vai gáy, đau dây thần kinh vai gáy, rối loạn cảm giác các chi,….

Cứng cổ, khó xoay ngang

Các cơn đau khiến cho người bệnh bị cứng vùng cổ, khó cử động, xoay ngang, quay trái, phải hay đưa cổ lên xuống,…

dau-co-vai-gay-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri
Các cơn đau khiến cho người bệnh bị cứng vùng cổ, khó cử động, xoay ngang, quay trái, phải hay đưa cổ lên xuống,…

Đau lan xuống cánh tay

Như đã trình bày ở trên, các cơn đau của hội chứng đau cổ vai gáy không đơn giản diễn ra cố định một điểm mà chúng có thể lan xuống nhiều điểm khác trên cơ thể, trong đó điển hình là lan xuống vùng cánh tay. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu vùng cánh tay và cảm giác khó khăn khi gập, xoay tay hay cầm nắm,…

Đau khi ngủ dậy, đi lại

Thông thường, hội chứng đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào sáng sớm, khi người bệnh vừa ngủ dậy. Đặc biệt mức độ đau sẽ tăng dần khi người bệnh vận động hay di chuyển.

Đường lây truyền bệnh Đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy không lây truyền từ người này sang người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh Đau cổ vai gáy

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy như:

  • Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng thường mắc phải bệnh này.
  • Những đối tượng bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
  • Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết

Phòng ngừa bệnh Đau cổ vai gáy

  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Cần có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
  • Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Đau cổ vai gáy

Có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp, vậy đau cổ vai gáy phải làm sao?

  • Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay c, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn, khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, sau 2-3 ngày bệnh sẽ tự hết.
  • Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin hoặc dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.
  • Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.
  • Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.

Cách chữa trị đau cổ vai gáy

Ban đầu bệnh chỉ gây đau nhức nhẹ, hạn chế sự vận động của vùng cổ vai gáy. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài và không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần nhận biết tình trạng cũng như mức độ bệnh để kịp thời ứng phó một cách phù hợp. Trong trường hợp bệnh mới ở mức độ nhẹ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Không nên cố gắng xoay đầu hoặc quay cổ, hạn chế vận động nhiều, không nên ngồi trước quạt hay điều hòa vì sẽ càng làm cho các cơ dễ bị co cứng và đau nhiều hơn.

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau kết hợp với chườm ấm để hạn chế những cơn đau hiệu quả hơn. Nếu các cơn đau không thuyên giảm tốt nhất người bệnh nên tới thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp uy tín để được điều trị một cách sớm nhất.

Đối với trường hợp bệnh ở mức độ vừa, người bệnh có thể phải sử dụng một vài loại thuốc để giúp giảm các cơn đau hiệu quả hơn. Và nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng chắc chắn sẽ cần đến những biện pháp mạnh hơn như sử dụng thuốc liều cao, châm cứu hoặc thực hiện các bài vật lý trị liệu để giúp hồi phục xương khớp tốt hơn. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các giải pháp cuối cùng và hiệu quả nhất.

Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc bệnh Đau cổ vai gáy – Nguyên nhân và cách chữa trị. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Và tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Do đó, để rút ngắn thời gian chữa trị và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, bệnh nhân nên thăm khám đinh kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)