#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Glocose là gì? Cách xác định chỉ số Glucose không bị tiểu đường [2022]

Tiểu Đường

Glucose là một loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Thông qua chỉ số glucose ta có thể chuẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường hiệu quả. Vậy chỉ số glucose là gì? Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

QC

Glucose là gì?

Định nghĩa glucose

Glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate. Nó chính là một loại đường thực phẩm khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Khi nó di chuyển qua máu để đến các tế bào thì được gọi là đường huyết hoặc lượng đường trong máu.

chi so glucose 2
Glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate

Glucose chính là chìa khóa để giữ cho cơ thể hoạt động tốt nhất. Khi glucose đạt mức tối ưu thì không có chuyện gì xảy ra. Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị sẽ tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của bạn.

Chỉ số glucose trong máu (chỉ số đường huyết) là một đại lượng biểu thị tốc độ gia tăng của nồng độ đường glucose trong máu khi cơ thể hấp thụ thực phẩm. Đây chính là chỉ số quan trọng để chẩn đoán, đánh giá bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết thường được biểu thị bằng hai đơn vị chính đó là:

  • Chỉ số glucose mmol/L (milimol/lít)
  • Chỉ số glucose mg/dL (miligam/đề -xi-lít) = 18 * chỉ số glucose (mmol/L)
chi so glucose 1
Bảng chỉ số đường huyết

Glucose hoạt động như thế nào?

Thường thì cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Tức là mỗi khi ăn, thức ăn đi xuống thực quản đến dạ dày. Ở đó các axit và enzyme sẽ tiến hàng phá vỡ và giải phóng glucose. Và tuyến tụy sẽ sản xuất hormone insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.

Chỉ số glucose ở thực phẩm cũng được phân thành thấp, trung bình và cao. Sau khi ăn thực phẩm có chỉ số glucose cao, lượng đường trong máu sẽ nhanh chóng tăng vọt và giảm ngay sau đó. Còn các thực phẩm có chỉ số glucose thấp sẽ khiến lượng đường huyết tăng một từ từ và cũng giảm xuống chậm rãi. Điều này sẽ giúp giữ mức năng lượng của con người ở mức ổn định.

Vai trò của Glucose đối với cơ thể

Glucose chủ yếu đến từ thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, bánh mì và trái cây. Glucose có giá trị dinh dưỡng rất lớn cho con người. Sau đây là những vai trò quan trọng của glucose đối với cơ thể:

  • Khi thực phẩm vào dạ dày, Glucose chuyển hóa thành năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Đường glucose còn kích thích cơ thể sản sinh ra insulin tạo ra cảm giác thèm ăn và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Ngoài ra, đường glucose còn được dự trữ ở gan và trở thành nguồn năng lượng dự trữ để sử dụng khi cơ thể bị thiếu năng lượng.

Dấu hiệu cảnh báo cần xét nghiệm chỉ số glucose

Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi xét nghiệm chỉ số glucose là:

– Luôn thấy khát nước: Cơ thể tự động tách một phần nước trong tế bào để bơm vào máu khi lượng đường trong máu tăng. Cơ chế này giúp pha loãng đường dư trong máu, kích thích não tạo cảm giác khát nước.

– Đi tiểu liên tục: Glucose được tái hấp thu tại ống lượn gần của thận. Lượng đường trong máu tăng dẫn đến thận không thể tái hấp thu lại toàn bộ về máu, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu. Đó là lý do bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

– Thường xuyên thấy đói, mệt mỏi: Do thiểu năng insulin nên người tiểu đường khó hấp thu đường để nuôi dưỡng các tế bào. Từ đó cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và gây ra cảm giác đói, mệt mỏi.

chi so glucose 5
Người bị tiểu đường thường xuyên mệt mỏi

– Giảm cân bất thường: Khi cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng mà bị đào thải qua nước tiểu sẽ khiến cho cơ thể thiếu năng lượng, phải rút mỡ và cơ để dùng. Đồng thời, insulin thiếu hụt hạn chế sự tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu hao mỡ.

– Vết thương khó lành: Lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn. Nó gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể khó lành vết thương.

Hướng dẫn cách xác định chỉ số Glucose

Xác định chỉ số glucose trong máu thường được chỉ định khi nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường. Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường thì phải kiểm tra lượng đường trong máu như một thói quen hàng ngày.

chi so glucose 3
Kiểm tra lượng đường huyết trong máu

Việc xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số glucose tại nhà tương đối đơn giản. Chỉ cần dùng một cây kim nhỏ (gọi là lưỡi trích) để chích vào ngón tay rồi nhỏ một giọt máu vào que thử. Sau đó đưa que thử vào máy theo hướng dẫn để đo chỉ số glucose. Máy sẽ trả về kết quả trong khoảng thời gian dưới 20 giây.

Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết chỉ số glucose trong máu tại thời điểm lấy mẫu thử. Mẫu thử nên lấy lúc đói, khi đã nhịn ăn khoảng 8-10 giờ đồng hồ. Hoặc có thể lấy máu vào một thời điểm ngẫu nhiên đối với người bệnh tiểu đường.

#1 Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số glucose không phải là con số cố định mà thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm đo trong ngày. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn, trạng thái tâm lý và cảm xúc… Người ta thường đo nồng độ gluocse trong máu khi đói, sau khi ăn ít nhất 8 giờ. Khi đó chỉ số này sẽ giảm xuống mức thấp nhất nên dễ đánh giá mức đường huyết có bình thường hay không.

Ở người bình thường, chỉ số gluocse lúc đói thường nằm trong khoảng 3.9 – 5.5 mmol/L (70 – 100 mg/dL). Duy trì nồng độ glucose gần mức bình thường là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Nếu gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: nhiễm trùng, sốt, mất nước, stress, chấn thương… chỉ số glucose máu có tăng hơn bình thường. Tuy nhiên tình trạng này thường ngắn hạn và không gây nguy hiểm. Sau khi các bệnh lý đã được điều trị thì đường huyết sẽ về ngưỡng bình thường.

#2 Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy hoạt động sai cách, không đúng nhiệm vụ phải làm. Nếu tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, người bệnh tiểu đường cần có các biện pháp tác động bên ngoài để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.

chi so glucose 4
Người tiểu đường có chỉ số Glucose > 126 mg/dl (7 mmol/l)

Với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) lớn hơn 126 mg/dl (7 mmol/l). Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn, vì trong một số trường hợp các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) thì bạn nên đem đến bác sĩ để được tư vấn.

Nếu chỉ số Glucose lúc đói trong khoảng 110-126 mg/dl (6,1-7 mmol/l) là đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Đây chính là giai đoạn tiền tiểu đường. Khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường sau 4- 5 năm. Do đó, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp để tránh trường hợp bệnh nặng hơn.

Vivita.vn vừa chia sẻ những thông tin hữu ích về chỉ số glucose. Xác định chỉ số glucose để chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết. Hy vọng với kiến thức này có ích với bạn.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)