#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout

Cơ Xương Khớp

Bệnh gout là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý. Bệnh gây đau đớn và khó khăn trong quá trình sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout là vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

QC

1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gút cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng.

Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần, hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật…

Các chuyên gia khuyến khích sử dụng các loại rau củ nghèo purin, giàu chất xơ như actiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột…. vì những thực phẩm giàu chất xơ nói chung làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho người bệnh gout

Hạn chế loại thức uống gây tăng axit uric máu như rượu, bia, chè, cà phê. Nên uống khoảng 2-3 lít nước lọc mỗi ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước sô đa.. nhằm kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải acid uric.

Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì  làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Lưu ý:

– Những bệnh nhân có cholesterol trong máu cao không nên dùng quá 2 quả trứng/ 1 tuần.

– Chất tinh bột sử dụng bằng gạo, mì, khoai.

– Chất béo sử dụng bằng bơ, dầu thực vật.

2. Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

Bạn có biết một số loại thực phẩm có chứa nhiều purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

3. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh gout

Ngoài chế độ ăn uống, một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đợt gout.

Giảm cân

Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, không nên sử dụng các phương pháp giảm cân cấp tốc bằng chế độ ăn kiêng vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Cần cung cấp đủ nước cho người bệnh gout

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Thay vào đó là nên uống nước lọc và các loại nước có chứa vitamin C.

Hạn chế thực phẩm giàu mỡ cho người bệnh gout

4. Nguyên nhân của bệnh gout

Nguyên nhân chủ yêu gây ra bệnh Gout là vì nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đối với người không mắc bệnh, acid uric thường phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Đối với những bệnh nhân Gout thì cơ thể bệnh nhân tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid uric qua nước tiểu quá ít. Do đó từ nguyên nhân không đào thải được acid uric, làm cho acid uric trong máu tăng lên, tư đó sẽ tích lũy dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau khớp, viêm sưng khớp.

– Chế độ dinh dưỡng: Những bệnh nhân có thói quen ăn những thực phẩm giàu chất purin như nội tạng động vật, thực phẩm chiên xào, uống nhiều rượu bia,… dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu gây ra bệnh gout.

– Bẩm sinh: Một số bệnh nhân bị thiếu men HCPT không thể chuyển hóa hết được lượng purin trong cơ thể, làm tăng nồng độ axit uric trong máu bất thường. Trường hợp này được đánh giá là khá hiếm.

– Di truyền: Nhiều bệnh nhân sinh ra đã có gen bệnh, đến thời điểm thích hợp bệnh sẽ bùng phát. Tương tự như nguyên nhân bẩm sinh, nguyên nhân di truyền cũng ít được phát hiện.

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra

5. Triệu chứng bệnh Gout

Bệnh gout thường có triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột và thường vào ban đêm. Trong một số trường hợp người bệnh sẽ không có những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Các biểu hiện ban đầu thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc bệnh gout cấp tính hoặc mãn tính.

Một số triệu chứng dễ dàng thấy và xuất hiện nhiều nhất như:

– Khớp bắt đầu đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy

– Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào

– Khớp sưng đỏ

– Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

triệu chứng bệnh gout

Các  triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không dùng thuốc kịp thời. Một số biến chứng gây ra phổ biến cho người bệnh như:

– Tổn thương khớp: bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Như vậy người bệnh sẽ dễ có nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.

– Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

6. Phương pháp điều trị bệnh gout hiệu quả

Phương pháp dùng thuốc:

Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh gout ở giai đoạn cấp tính, đang bị đợt tấn công của gout thì các loại thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng.

Sau khi tình trạng ổn định, các loại thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, bào mòn các hạt tophi tại khớp xương, ngăn chặn quá trình hình thành hạt tophi,… Những thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm bắp,… đem lại hiệu quả khá tốt.

Dùng thuốc là phương pháp phổ biến cho người bệnh gout

Vật lý trị liệu:

Để tăng hiệu quả của phương pháp dùng thuốc và phương pháp dao châm He-ne, các phương pháp như chiếu tia hồng quang, chiếu sóng ngắn, châm cứu, truyền dịch,… được sử dụng để điều trị bệnh gout.

Phương pháp dao châm He-ne:

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị bệnh gout mạn tính, cách điều trị bệnh gout hiệu quả là dùng phương pháp ngoại khoa dao châm He-ne.

Với phương pháp này, chuyên gia sẽ xác định các huyệt vị vùng đau, tiến hành đưa dao châm He-ne vào sâu bên trong khớp xương, phá bỏ các hạt tophi, tạo màng bao phủ ngăn chặn bệnh trở lại, làm lưu thông khí huyết tại chỗ, đem lại công dụng giảm đau nhanh, đẩy lui triệu chứng của bệnh gout.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi để giúp các bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout hợp lý nhất. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh nhanh nhất. Cần được hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)