#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả

Cơ Xương Khớp

Khô khớp là căn bệnh dễ bắt gặp ở người già do dịch bôi trơn ở khớp bị giảm khi tuổi tác cao. Bệnh gây ra khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bên cạnh đó, khô khớp còn là triệu chứng báo hiệu nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm, nếu không được bác sĩ can thiệp sớm sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây sẽ là những kiến thức bổ ích, cùng cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả.

QC

Khô khớp là gì?

Khô khớp là căn bệnh khiến các khớp đau nhức, đơ cứng, khó vận động bình thường; đặc biệt là ở các khớp vùng lưng, gối, vai gáy, cổ tay, bàn chân…

Hậu quả của căn bệnh này là gây ra hiện tượng khó vận động, đi lại. Điều này kéo theo các thói quen sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn hay thậm chí giấc ngủ cũng không được yên vì cơn đau khớp hành hạ. Nếu không biết cách chữa bệnh khô khớp sớm sẽ gây tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, biến dạng khớp… thậm chí là bị bại liệt, tàn phế vĩnh viễn.

Biểu hiện nhận biết sớm bệnh khô khớp

  • Thường xuyên cứng khớp đặc biệt vào buổi sáng
  • Rất dễ bị dãn cơ, dây chằng trong quá trình chơi thể thao hay vận động mạnh
  • Tê mỏi ngón tay, bàn chân.
  • Căng cứng các khớp, khó co và duỗi cơ, đi lại khó khăn
  • Cơ chân bị yếu đi, các khớp có dấu hiệu sưng, nóng
  • Cơ thể mệt mỏi uể oải, chán ăn, ngủ không ngon giấc
cach chua benh kho khop hieu qua
Mất ngủ là một trong những biểu hiện do bệnh khớp gối gây ra

Nguyên nhân gây khô khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất và chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó nó rất dễ bị tổn thương. Đau khớp gối là biểu hiện lâm sàng của rất nhiều bệnh lý xương khớp. Sau đây là các nguyên nhân đau khớp gối thường gặp. Bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống tốt nghiệp tại Mỹ – Rabie P.Sleiman (Rob) làm rõ nguyên nhân gây khô khớp gối:

“Thông thường, có hai nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đầu gối. Nguyên nhân đầu tiên là do các chấn thương khi gặp tai nạn, mang vác vật nặng hoặc hoạt động thể thao… Chúng có thể dẫn đến tổn thương dây chằng, rách sụn, nứt xương hoặc viêm gân vùng đầu gối”

Thoái hóa khớp gối

Bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên vận động mạnh hoặc làm việc lâu với một tư thế, những người từ 40 tuổi trở lên do sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bôi trơn giảm dần và phần xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành các gai xương. Các gai xương này sẽ tì chạm vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức cho người bệnh. Đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc thời tiết thay đổi. Thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau khớp gối ở người già.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn và có thể gây tổn thương ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, trong đó có cả khớp gối. Bệnh diễn biến mạn tính, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.

Viêm khớp gối

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối thường gặp nhất. Khi bị viêm khớp, phần sụn khớp sẽ bị mòn đi, các khớp xương ma sát nhiều, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, từ đó gây nên cảm giác đau nhức khó chịu.

Gút

Gút là bệnh lý về xương khớp đau đớn nhất với biểu hiện đầu tiên là ở khớp ngón chân, khớp gối, khớp bàn tay. Khi đó, các khớp sẽ bị sưng tấy và đau nhức dữ dội. Nếu không điều trị tốt có thể biến chứng gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Đây là hiện tượng đau nhức khớp gối bắt nguồn từ một bộ phận nào đó trên cơ thể bị nhiễm trùng. Khi đó, các loại vi khuẩn sẽ tấn công vào các khớp, đặc biệt khớp gối.

cach chua benh kho khop hieu qua
Nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp

Chấn thương

  • Trật khớp xương bánh chè, bong gân, chấn thương dây chằng chéo trước, rách sụn chêm đầu gối, trật khớp là những chấn thương thường gặp khi hoạt động mạnh hoặc tai nạn. Các tổn thương dẫn đến cơn đau đầu gối, sưng tấy khiến cho việc vận động gặp nhiều khó khăn.
  • Gãy xương: Trong chấn thương cũng như vận động mạnh thì khớp gối dễ bị gãy nhất. Khi nhấn nhẹ vào ổ xương bị gãy do tổn thương sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím và mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.
  • Tập thể thao quá sức dẫn đến chấn thương ở khớp gối là một trong những nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi phổ biến nhất.

Nguyên nhân dẫn đến khô khớp gối khác

Các chuyên gia Xương Khớp cho biết, khô khớp gối có thể xuất phát từ các bệnh lý sau:

  • Hỏng mô sụn

Bề mặt mô sụn bảo vệ đầu xương bị nứt, gồ ghề, khi cử động lâu ngày sẽ dẫn tới sụn bị hỏng.

  • Teo cơ

Khớp xương tiết dịch rối loạn khiến việc chuyển hóa dinh dưỡng đến các cơ bị suy giảm, cơ chân tay dần dần bị teo đi.

  • Biến dạng khớp

Viêm nhiễm khớp sẽ dẫn tới hiện tượng sưng nóng, khớp bị chòi ra khỏi vị trí cố định dẫn tới khớp bị biến dạng.

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch

30% bệnh nhân có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong

  • Liệt cơ tàn phế

Cơ gân mất khả năng đàn hồi, hẹp ống sống, vận động kém, để lâu có thể liệt và dẫn tới tàn phế

Bây giờ không điều trị thì đợi đến bao giờ? Khô khớp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau.

Cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả dành cho người bệnh

Trong trường hợp người bệnh phát hiện bệnh khô khớp gối ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được cải thiện kịp thời bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và kết hợp điều trị theo hướng dẫn. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các thuốc giảm đau và kháng viêm để hỗ trợ hồi phục vùng khớp bị thương tổn.

Ngoài ra, để tăng cường dịch khớp, các bác sĩ có thể cân nhắc tiêm thuốc axit hyaluronic nội khớp. Đây là một thành phần của dịch khớp, có tác dụng sản sinh thêm các hoạt chất bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, cải thiện vận động của khớp nói chung. Trung bình mỗi đợt tiêm từ 3 – 5 mũi cách nhau 1 tuần đem lại hiệu quả cải thiện bệnh khô khớp nhanh trong giai đoạn đầu của bệnh.

Đối với trường hợp nghi ngờ nguy cơ bị khô khớp gối, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa từ việc ngăn chặn quá trình thoái hóa. Trong đó những phương án để phòng tránh khô khớp được khuyến khích gồm:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt
cach chua benh kho khop hieu qua
Thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt khoa học cũng là cách chữa bệnh khô khớp

Người bệnh hoàn toàn có thể làm chậm quá trình khô khớp gối bằng cách thay đổ chế độ tập luyện, vận động để cải thiện chất lượng xương khớp. Những nguyên tắc quan trọng người cao tuổi nên chú ý là:

+ Người bệnh nên tránh các tư thế ngồi xổm, không nên lên xuống cầu thang

+ Hạn chế mang vác vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu

+ Tránh những tư tế tạo áp lực lên đầu gối, ngồi hoặc đứng quá lâu

+ Người già nên tập thể dục đều đặn để kích thích sản sinh dịch bôi trơn khớp gối

+ Những bài tập phù hợp cho người cao tuổi là: đi bộ, dưỡng sinh, tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn

  • Tăng cường thực phẩm bổ sung dịch khớp

Theo lời khuyên của các chuyên gia xương khớp, người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho chất nhờn của khớp xương. Bởi vì khi cấu trúc xương khớp không có đủ chất nhờn sẽ dẫn đến tình trạng khớp bị viêm, khô khớp gối. Từ đó khi bổ sung đủ các thực phẩm tăng chất nhờn cũng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Trong đó các thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn dễ dàng hấp thụ, từ đó cơ thể dễ dàng tiếp nhận và chuyển hóa thành hoạt chất cần thiết cho xương khớp. Nhóm thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như:

  • Cà chua
  • Rau mồng tơi
  • Trái bơ
  • Đậu bắp
  • Ngũ cốc các loại
  • Xương ống
  • Các loại cá biển có nhiều dầu
  • Quả chuối

Trên đây là những vấn đề liên quan đến cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có nhìn rõ nét hơn về bệnh khô khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)