#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Cơ Xương Khớp

Thông thường ai cũng nghĩ quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ vô cùng tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức. Nhưng với cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm sẽ là một liệu pháp thay thế an toàn và nhẹ nhàng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh.

QC

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng cũng như trong thực hành lâm sàng. Bệnh xuất hiện liên quan đến việc vận động cơ thể quá mức và hoạt động thể lực nặng.

Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, song thường mắc nhất là lứa tuổi lao động. Theo số liệu nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, có tới 60 – 65% bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc lứa tuổi 20 – 49, đây là lứa tuổi đang cống hiến và lao động sáng tạo cao của xã hội.

Những người mắc thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và hiệu quả lao động. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy đến ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống (cột sống cổ, lưng, thắt lưng, cùng cụt…), nhưng thắt lưng là hay gặp nhất.

cach bam huyet chua thoat vi dia dem
Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống được cấu tạo bởi 3 thành phần chính gồm: Nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Đĩa đệm có khả năng đàn hồi và biến dạng khi bị tác dụng của lực nén, đẩy, chúng cũng có vai trò làm giảm chấn động tới thân đốt sống.

Đĩa đệm cột sống thắt lưng có đặc điểm là phải thích nghi với hoạt động cơ học lớn, thường xuyên chịu áp lực cao trong khi đĩa đệm được nuôi dưỡng kém do việc cấp máu chủ yếu qua thẩm thấu. Do đó, các đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức, nguy cơ càng cao theo độ tuổi.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra ở nam giới nhiều hơn, đa số là do đặc điểm nghề nghiệp như mang vác nặng, lệch tư thế, sai tư thế… khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường, có thể đứt hoặc rách vòng sợi.

Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp nhất là ở L4 – L5 và S1 do 2 đĩa đệm này là bản lề vận động trọng yếu của cột sống. Bên cạnh đó là từ yếu tố chấn thương ở những người đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm liên quan đến tuổi tác.

Triệu chứng thường gặp ở những người bị thoát vị đĩa đệm

  • Đau tại chỗ: Người bệnh bị đau vùng thắt lưng hoặc cổ, cơn đau âm ỉ và có triệu chứng tăng nặng thi vận động, di chuyển, ho hoặc hắt hơi, giảm dần khi ngồi nghỉ.
  • Nóng và ngứa tại vùng bị thoát vị.
  • Đau tay, chân: Do các rễ thần kinh bị chèn ép nên người bệnh xuất hiện những cơn đau ở cánh tay, vai hoặc đùi, mông, bắp chân.
  • Vận động hạn chế, đi lại, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Tê bì, mỏi tay chân, sức lực suy giảm, yếu cơ khiến việc di chuyển chậm chạp và giảm khả năng cầm nắm đồ vật.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có hiện đau đầu, chóng mặt, do các mạch máu chạy lên não bị chèn ép.
  • Dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sốt, mất ngủ…

Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân cần chụp bao rễ thần kinh và chụp cắt lớp vi tính (CT) với cột sống thắt lưng, tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI).

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

cach bam huyet chua thoat vi dia dem
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Trong y học cổ truyền, một số huyệt vị có thể giảm đau và viêm. Tuy nhiên, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là một vấn đề phức tạp, người bấm huyệt cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước sau:

Làm mềm và giãn cơ ở vùng lưng và mông

Đây là bước đầu tiên và cơ bản trước khi tiến hành bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần nằm sấp, tay và chân duỗi thẳng, toàn thân thư giãn. Người bấm huyệt sẽ tiến hành xoa bóp để làm nóng cơ thể, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Các phương pháp cơ bản bao gồm:

Các tiến hành bấm huyệt để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

  • Day: Người bấm huyệt dùng gốc bàn tay, mô ngón cái và mô ngón út để ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn, dọc theo hai bên cột sống. Tay của người bấm huyệt và da của người bệnh dính chặt lấy nhau.
  • Lăn: Dùng mu bàn tay và khớp ngón út hoặc cổ tay để tạo một sức ép nhất định lên da thịt của bệnh nhân. Lăn hai bên cột sống dọc đến mông, mỗi bên 3 lần.
  • Bóp: Dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái và bốn ngón còn lại để vừa bóp vừa kéo da thịt người bệnh lên. Áp dụng hai bên cột sống đến mông, mỗi bên ba lần.

Bấm huyệt

Ấn, day, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt để giảm đau và giúp các cơ thư giãn. Khi bấm huyệt, cần bắt đầu với một lực vừa phải, sau đó tăng lên dần dần để xem phản ứng của người bệnh.

Không nên thực hiện động tác day quá nhiều lần, vì động tác này có thể khiến người bệnh bị bầm tím và đau đớn tại nơi tiếp xúc.

Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị

Người bấm huyệt có thể nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị (được xác định thông qua phim X-quang, CT Scan hoặc MRI). Sử dụng ngón cái và thao tác ấn, nắn theo nguyên tắc nghịch hướng với đĩa đệm bị thoát vị. Áp dụng lực nhẹ nhàng phù hợp với cơn đau của người bệnh. Thời gian thực hiện khoảng 3 – 5 phút.

Các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Một số huyệt thường được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Huyệt ở lưng thấp
cach bam huyet chua thoat vi dia dem
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bất cứ bạn cảm thấy đau ở vị trí nào của lưng thì các huyệt ở lưng thấp đều có tác dụng hỗ trợ giảm đau, nhất là các cơn đau cơ học. Bấm các huyệt ở lưng thấp hay còn được gọi là huyệt B – 23 và B – 47 có thể giúp giảm đau lưng, đau thần kinh tọa thậm chí là hỗ trợ các cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép.

  • Huyệt ở hông

Bấm huyệt ở hông để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Các huyệt ở hông hay còn được gọi là huyệt B – 48 nằm cách xương cùng một vài inch và ngay trên điểm lõm vào trên cơ mông của bạn.

Để có kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất, người bấm huyệt nên ấn xuống từ từ bằng ngón tay cái, hướng về phía xương chậu và giữ yên trong vài phút trước khi thả ra từ từ.

  • Huyệt ở mông

Bên dưới huyệt B – 38 là huyệt G – 30. Các huyệt này thường nằm nhiều thịt hơn ở mông và chếch ra bên ngoài. Tác động lên huyệt này có thể hỗ trợ các cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa,…

Để có kết quả tốt nhất, người bấm huyết nên ấn một lực nhẹ nhàng bằng ngón tay cái, lực hướng vào giữa mông, giữ yên trong vài phút trước khi thả ra.

  • Huyệt ở ngón cái và ngón trỏ

Huyệt này có tên gọi là huyệt hợp cốc hay huyệt LI – 4. Khi tác dụng lực lên huyệt này, có thể sẽ tiết ra một hoạt chất tương tự như Endorphin để giảm đau. Bấm huyệt hợp cốc có thể hỗ trợ cho hầu hết các cơn đau trên cơ thể.

Để có hiệu quả tối đa, người bấm huyệt nên tác động một lực vừa phải lên huyệt này, giữ yên trong ít nhất 10 giây. Lập lại ít nhất 30 lần.

  • Huyệt xung quanh khuỷu tay

Huyệt này nằm ở phần truớc của cánh tay, cách cổ tay khoảng 3 – 4 inch. Huyệt này thường được gọi là LU – 6.

Người bệnh ngồi thoải mái và nâng cánh tay để tìm vị trí huyệt. Sau đó bắt đầu bấm huyệt cùng bên với cơ thể bị đau, giữ yên trong 30 giây, thực hiện 3 – 4 lần. Sau đó đổi tay và thực hiện động tác tương tự.

  • Huyệt ở bàn chân
cach bam huyet chua thoat vi dia dem
Bấm huyệt ở chân để giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt giữ ngón cái và ngón chân thứ hai có thể hỗ trợ điều trị các cơn đau lưng nối chung và cơn đau do thoát vị đĩa đệm nói riêng. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bấm huyệt nên ấn ào huyệt với một lực vừa phải, giữ yên trong 30 giây sau đó thả ra từ từ.

Một điểm huyệt khác có lợi cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khác lòng bàn chân của bạn. Người bệnh có thể ấn huyệt này bằng hai ngón tay cái và giữ yên trong 30 giây trước khi thả ra. Nếu bạn có cảm giác nhột thì có thể thoa lên một ít kem bác hà trước khi thực hiện bấm huyệt.

  • Huyệt ở phía sau đầu gối

Huyệt ở ngay phía sau đầu gối còn được gọi là huyệt B – 54. Huyệt nằm cách khớp gối vài inch. Tác động lên huyệt B – 54 ở cả hai bên đầu gối có thể giúp giảm cứng khớp ở lưng do thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa ở chân và đầu gối.

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên dùng ngón cái ấn vào huyệt và giữ yên trong ít nhất 30 giây sau đó thả ra dần dần. Thực hiện ở cả hai bên đầu gối.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để hỗ trợ quá trình hồi phục, bệnh nhấn thoát vị đĩa đệm nên:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
  • Hoạt động thể dục thể thao đều đặn, tránh việc nghỉ ngơi kéo dài trên giường. Ngoài ra, cần làm ấm cơ thể trước khi tiến hành luyện tập.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi quá no, quá đói hoặc khi đang say rượu.
  • Phụ nữ có thai và bệnh nhân có vấn đề về tim mạch không nên bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm.

Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cần hít thở sâu để các mô nhận đầy đủ lượng oxy cần thiết. Mặc dù bấm huyệt có thể giúp hỗ trợ điều trị các cơn đau. Tuy nhiên biện pháp này không thể thay thể phương pháp chăm sóc y tế. Tham khảo y kiến bác sĩ trước khi tiến hành bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)