#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Biểu hiệu, dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh tọa

Cơ Xương Khớp

QC

Đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau thần kinh tọa là một bệnh lý xương khớp trong đó tình trạng đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Vậy dây thần kinh toạ là gì? Đây là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, nó chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh toạ chi phối hoạt động của cả lưng và chân.

Đau thần kinh tọa sẽ kèm theo hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện là các cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng sau đó lan dần đến vùng hông, mông và xuống hai chân.

dau-than-kinh-toa-se-kem-theo-hoi-chung-dau-doc-duong-di-cua-day-than-kinh-toa
Đau thần kinh tọa sẽ kèm theo hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa xảy ra là dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc cọ xát. Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm thoát vị hoặc nhân nhầy đĩa đệm chảy ra ngoài dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau – nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Hẹp ống sống: Khi cột sống bị hẹp một phần có thể chèn ép lên các dây thần kinh đi qua.
  • Thoái hóa cột sống: một trong các đốt xương cột sống bị viêm hoặc lệch khỏi vị trí sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa.
  • Chấn thương cột sống thắt lưng
  • Viêm nhiễm tại chỗ hoặc vùng lân cận (nhiễm lạnh, nhiễm trùng: giang mai, nhiễm virus herpes, HIV CMV virus, nhiễm độc chì, bệnh lý đái tháo đường. 
  • Viêm cơ tháp vùng chậu (thường gặp ở các vận động viên chơi thể thao khi có các động tác sai tư thế). 
  • Hội chứng viêm mặt nhỏ của khớp cột sống: do vận động mạnh hoặc sai tư thế gây chệch khớp cột sống. 
  • Do di căn cột sống (ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú di căn, u buồng trứng, u tiểu khung). Chấn thương cột sống thắt lưng như trượt đốt sống, gẫy đốt sống gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa.
  • Bẩm sinh: các tác giả cho rằng trước khi chẩn đoán các nguyên nhân dị tật bẩm sinh gây đau thần kinh tọa nên loại trừ thoát vị đĩa đệm thắt lưng và chỉ xem các yếu tố dị tật là điều kiện thuận lợi.
  • Các nguyên nhân trong ống sống như: u tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy (neurinoma), u mỡ vùng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú. Áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
  • Nguyên nhân hiếm gặp (đôi khi chỉ chẩn đoán được trong cuộc mổ): khó chẩn đoán như giãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng. Rễ Thần kinh L5 và S1 to hơn bình thường.
beo-phi-la-yeu-to-nguy-co-gay-ra-dau-than-kinh-toa
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra đau thần kinh toạ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh toạ 

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp gây đau thần kinh toạ, còn có một số các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gồm: 

  • Tuổi tác: Hệ xương khớp, đặc biệt là cột sống có thể bị thay đổi trạng thái như thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương ở cột sống theo thời gian, từ đó dẫn đến đau thần kinh toạ.  
  • Béo phì: Việc không kiểm soát được trọng lượng cơ thể, dẫn đến tăng áp lực, sức ép cho cột sống và các dây thần kinh. Điều này dẫn đến những thay đổi của cột sống gây đau dây thần kinh tọa.
  • Nghề nghiệp: Với những công việc có đặc thù ngồi nhiều, bưng bê, mang vác các vật nặng, có thể làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.
  • Ngồi nhiều: Những người ít vận động hoặc ngồi trong thời gian dài, do đặc thù công việc, do thói quen, do lười vận động, đều có nguy cơ mắc bệnh thần kinh tọa cao hơn so với người thường xuyên vận động, thay đổi tư thế.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu quá cao làm tăng khả năng tổn thương dây thần kinh gây đau.
luong-duong-trong-mau-qua-cao-lam-tang-kha-nang-ton-thuong-day-than-kinh-gay-dau
Lượng đường trong máu quá cao làm tăng khả năng tổn thương dây thần kinh gây đau.

Triệu chứng đau thần kinh tọa 

  • Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
  • Đau một bên cơ thể: Bệnh nhân có triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, chạy từ thắt lưng xuống mông, đùi, khoeo, gót chân, ngón chân. Đặc biệt dấu hiệu đau thần kinh tọa này chỉ xuất hiện ở bên chân.
  • Cứng cột sống: Bệnh nhân rất khó khăn khi thực hiện các hoạt động liên quan đến cột sống như xoay người, cúi gập người, đi lên cầu thang,…
  • Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.
  • Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
  • Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.
con-dau-lan-toa-tu-cot-song-duoi-that-lung-den-mong-va-xuong-phia-sau-chan-la-dau-hieu-cua-benh-dau-than-kinh-toa
Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa.
  • Cảm giác đau, nóng rát, tê cứng, cơ mỏi hoặc yếu và ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. Tình trạng trên thường chỉ xuất hiện ở 1 bên chân.  
  • Các triệu chứng tệ hơn khi bạn đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi bạn nằm. Nếu bạn di chuyển quá nhiều hoặc giữ 1 tư thế quá lâu thì các cơn đau cũng có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,…
  • Cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức, buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.

Các các phòng bệnh đau thần kinh toạ

Bệnh đau thần kinh toạ có thể phòng trách bằng cách luyện tập thể dục thể thao đều đặn, cải thiện tư thế, cơ lưng và cơ bụng, tập cân đối hai bên kết hợp duy trì chế độ ăn phong phú đầy đủ canxi và khoáng chất, hạn chế các chất kích thích. Ngoài ra, đối với từng đối tượng, cần có những lưu ý riêng khi sinh hoạt, cụ thể:

  • Với các vận động viên: cần phải khởi động làm nóng cơ thể trước khi bước vào bài tập.
  • Với dân văn phòng: Khi làm việc phải giữ tư thế thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, vai hơi ngả ra sau. Không nên ngồi quá lâu, thay đổi tư thế thường xuyên. Để gối phía sau lưng giúp lưng thẳng.
  • Với người làm nghề lao động nặng: nên lấy điểm tì là đầu gối để cầm cuốc xẻng và cũng bước 1 chân lên cao trùng gối xuống.
  • Khi đứng lâu: nên có ghế để tựa hoặc điểm tì để kê một bên chân cao lên sau đó đổi chân.
  • Khi nằm nên dùng đệm cứng, tránh đệm mềm. Nên để gối gác chân khi nằm nghiêng trong lúc ngủ…
  • Hạn chế đi giày cao gót.
benh-dau-than-kinh-toa-co-the-phong-trach-bang-cach-luyen-tap-the-duc-the-thao-deu-dan-cai-thien-tu-the-co-lung-va-co-bung
Bệnh đau thần kinh toạ có thể phòng trách bằng cách luyện tập thể dục thể thao đều đặn, cải thiện tư thế, cơ lưng và cơ bụng
  • Khi bê đồ: nên ngồi xổm xuống sau đó nhấc đồ, hoặc bước một chân lên cao hạ gối thấp xuống để cột sống vẫn luôn thẳng. Và nên bê đồ sát vào người, không khòm lưng rồi nhấc vật lên. 
  • Khi đi du lịch, đi học: mang balo 2 đai cân đối, không mang đồ nặng, lệch 1 bên.
  • Với người béo phì: nên tăng vận động và giảm cân.

Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về biểu hiện, dấu hiệu nhận biết bệnh thần kinh toạ. Hy vọng bài viết sẽ bổ sung kiến thức, giúp bạn đọc có thể nhận biết và có phương pháp chẩn đoán kịp thời  cho bản thân cũng như gia đình để có thể ngăn ngừa, điều trị hiệu quả bệnh đau thần kinh toạ, từ đó sở hữu một hệ xương khớp khoẻ mạnh, dẻo dai.  

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)