#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh khô khớp gối

Cơ Xương Khớp

Khô khớp gối là tình trạng rất thường gặp trong các bệnh lý về xương khớp hiện nay. Điều đáng quan tâm là đối tượng mắc bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Biến chứng của bệnh không chỉ gây đau nhức kinh niên mà còn dễ khiến dáng đi khập khiễng, thậm chí là bại liệt hai chân. Để tìm hiểu rõ hơn về Biểu hiện, triệu chứng của bệnh khô khớp gối mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

QC

Bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối là tình trạng khớp đầu gối gặp khó khăn vận động, hay phát ra các tiếng lục cục,… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Nếu không may bạn mắc phải bệnh này thì hãy tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết sau đây nhé.

Cấu tạo của khớp gối gồm cấu trúc xương, lớp sụn bao bọc đầu xương và cấu trúc mềm. Trong đó, cấu trúc mềm bao gồm dây chằng, gân, cơ và bao khớp. Bao khớp là nơi tiết dịch khớp để hạn chế ma sát và tổn thương giữa các đầu khớp. Đồng thời, nó giúp cho việc di chuyển dễ dàng. Bên cạnh đó, chất dịch còn giữ vai trò nuôi dưỡng sụn khớp.

bieu-hien-trieu-chung-cua-benh-kho-khop-goi
Khô khớp gối là tình trạng rất thường gặp trong các bệnh lý về xương khớp hiện nay

Cấu tạo của bao khớp gồm 2 lớp. Lớp ngoài chứa các sợi collagen và dây thần kinh cảm giác. Lớp trong là nơi có rất nhiều mạch máu, các sợi đàn hồi và tế bào tiết dịch. Vì một lý do nào đó, các tế bào này giảm hoặc ngừng hoạt động, khi bước đi bạn sẽ nghe thấy những tiếng lạo xạo trong đầu gối. Việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn vì đau.

Kéo dài tình trạng này, lớp sụn sẽ bị mòn dần, hai đầu khớp ma sát với nhau gây đau nhức ngay cả những cử động bình thường. Thông thường, khớp gối bị khô sẽ đi kèm với quá trình lão hóa tự nhiên. Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây, đối tượng bị tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa.

Biểu hiện của bệnh khô khớp gối

Tương tự các bệnh về xương khớp khác, khô khớp gối bắt đầu với các dấu hiệu không rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ ở đầu gối lúc gập chân lại. Cơn đau có thể gia tăng khi người bệnh vận động mạnh hoặc bước đi nhanh. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi thì tình trạng đau sẽ biến mất. Vì triệu chứng mơ hồ nên rất nhiều người chủ quan cho đến khi bệnh nặng.

Khi bệnh bắt đầu chuyển nặng, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng trường hợp. Vị trí đau xuất phát từ đầu gối, có thể lây lan đến đùi và bắp chân. Đồng thời, khi bước đi, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra ở khớp gối. Ngoài ra, có thể người bệnh còn bị sưng đỏ ở đầu gối và sốt.

Triệu chứng của bệnh khô khớp gối

Giai đoạn ban đầu, triệu chứng biểu hiện dấu hiệu chỉ là các cơn đau nhẹ mỗi khi gối cử động những động tác như gập, duối, co, xoắn…

Nhưng nếu chủ quan về lâu dài không được can thiệp chữa trị kịp thời bệnh sẽ dần xấu đi, thậm chí có nguy cơ bị tàn phế.

bieu-hien-trieu-chung-cua-benh-kho-khop-goi
Cấu tạo của khớp gối gồm cấu trúc xương, lớp sụn bao bọc đầu xương và cấu trúc mềm

Dưới đây là một số triệu chứng triệu chứng biểu hiện dấu hiệu điển hình của bệnh khô khớp:

  • Đầu tiên, triệu chứng có thể dễ nhận thấy nhất chính là khớp bị đau mỗi khi cử động., cơn đau sẽ càng gia tăng mỗi khi người bệnh đi nhanh, dậm chân mạnh, cử động mạnh, chạy, nhảy.
  • Tùy theo tình trạng mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau khác nhau từ nhẹ nhẹ, âm ỉ, đến dữ dội.
  • Thậm chí còn cảm thấy cơn đau loan tỏa xuống vùng đùi và bắp chân.
  • Mỗi khi người bệnh cử động, di chuyển sẽ nghe có tiếng lục khục, lạo xạo phát ra từ khớp.
  • Ở xung quanh khớp có thể sẽ xảy ra hiện tưởng nóng đỏ, sưng đau, người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ nếu như bệnh nặng.

Nguyên nhân của bệnh khô khớp gối

Theo thời gian, hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể sẽ bị suy yếu. Đó là quá trình lão hóa tự nhiên. Hoạt động của hệ thống xương khớp cũng không ngoại lệ. Vị trí bị lão hóa thường xuất phát từ đầu khớp. Lớp sụn sẽ tự mòn đi và bao khớp cũng không còn hoạt động tích cực như trước. Lượng dịch nhầy tiết ra không đủ sẽ khiến khớp gối bị khô, thoái hóa và nhiều bệnh lý khác.

Ngoài ra, một số thanh thiếu niên cũng bị tình trạng này. Nguyên nhân là do sự phát triển các dây chằng, cơ, gân và xương không đồng đều. Đa số các trường hợp này không đáng lo ngại. Cơ thể sẽ tự hồi phục và việc di chuyển sẽ nhanh chóng trở lại như bình thường.

Bỏ qua nguyên nhân sinh lý tự nhiên, tình trạng khô khớp còn xuất phát từ bệnh lý, chấn thương và đặc biệt là từ thói quen sinh hoạt không đúng cách của rất nhiều người hiện nay.

Bệnh lý

Các bệnh lý thường khiến khớp gối bị khô là thoái hóa khớp gối, vôi hóa hoặc viêm khớp do vi khuẩn tấn công. Đây đều là các bệnh rất nguy hiểm về xương khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ gây biến chứng bại bại liệt suốt đời.

Chấn thương

Nguyên nhân này không thường gặp. Đồng thời, nó cũng không hẳn là yếu tố tác động trực tiếp khiến đầu gối bị khô. Thay vào đó, vấn đề chăm sóc và điều trị không đúng cách mới chính là nguyên nhân.

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Đây là nguyên nhân rất thường gặp trong hầu hết các trường hợp bị khô khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay. Nếu như trước đây những người sinh hoạt không khoa học chỉ gặp các vấn đề về xương khớp khi tuổi già thì bây giờ hậu quả của nó lại diễn ra ngay khi còn trẻ.

So với trước đây, điều kiện sống và làm việc của người trẻ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, họ cũng phải chịu nhiều áp lực hơn. Nhiều người tìm đến các chất kích thích hoặc lao vào kiếm tiền mà không hề chú ý đến sức khỏe bản thân. Họ ăn uống thất thường và thậm chí là thiếu chất dinh dưỡng. Cùng với đó là thói quen ngủ nghỉ không khoa học… Hậu quả của hàng loạt các sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh này là xương khớp ngày càng “xuống cấp” và khớp gối bị khô.

bieu-hien-trieu-chung-cua-benh-kho-khop-goi
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ gây biến chứng bại bại liệt suốt đời.

Đối tượng dễ bị khô khớp gối

Tổng hợp từ các nguyên nhân kể trên, đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh khô khớp gối là:

  • Người từ 60 tuổi trở lên;
  • Làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi một chỗ cả ngày và ít vận động;
  • Thường xuyên phải mang vác vật nặng;
  • Béo phì;
  • Mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm hoặc trật khớp…;
  • Lạm dụng chất kích thích và ăn uống thiếu chất.

Khô khớp gối nguy hiểm thế nào?

Khớp gối bị khô khiến cho các hoạt động đi lại, lên xuống cầu thang, thậm chí là đứng lên ngồi xuống cũng trở nên rất khó khăn. Chân lúc nào cũng có cảm giác mỏi. Thậm chí còn bị mất cảm giác trong một số trường hợp.

Cấu tạo của sụn khớp hoàn toàn không có mạch máu và dĩ nhiên là nó không được máu nuôi dưỡng. Thay vào đó, nó phụ thuộc hoàn toàn vào dịch khớp. Khi dịch khớp bị thiếu, lớp sụn sẽ bị bào mòn. Hai đầu xương sẽ cọ sát với nhau gây đau nhức.

Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành các gai xương. Những gai này sẽ gây đau nhức dữ dội mỗi khi vận động mạnh, thậm chí là bước đi hoặc co duỗi chân. Những cơn đau này sẽ không cách nào trị khỏi hoàn toàn. Bạn chỉ có thể kiểm soát chúng. Điều này cũng có nghĩa là nó sẽ tái phát lại khi có cơ hội và theo bạn đến suốt đời.

Trong trường hợp nặng, khớp gối bị khô rất dễ dẫn đến tình trạng teo cơ và biến dạng khớp. Nó khiến chân bị cong vẹo và dáng đi khập khiễng. Thậm chí còn có thể gây liệt chân. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này.

Ngoài ra, tình trạng khớp gối bị khô còn ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể chạy dài từ thắt lưng xuống tận các ngón chân. Khi một nửa thân người bị đau nhức thì hoạt động của các cơ quan và bộ phận nửa thân người còn lại cũng trở nên trì trệ và kém hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin bổ ích về biểu hiện, triệu chứng của bệnh khô khớp gối sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)