#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh thấp khớp có nguy hiểm hay không?

Cơ Xương Khớp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thấp khớp là một căn bệnh phổ biến, nhất là các chị em phụ em trong độ tuổi từ 35 – 60. Bệnh gây đau nhức, cứng khớp, đau nặng hơn khi thời tiết trở lạnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Vậy bệnh thấp khớp cấp có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời nhé.

QC

Thấp khớp là bệnh gì?

Thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn của cơ thể – là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự viêm nhiễm mạn tính phần dịch khớp gây ra. Với bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch bao bọc các đầu xương chính là đối tượng chịu sự tấn công và bị tổn thương.

Phần lớn, người ta dùng từ “thấp khớp” để đề cập đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số nơi trên thế giới dùng từ “thấp khớp” để nói về hội chứng đau cơ xơ hóa. Thấp khớp có 2 dạng:

  • Thấp khớp liên quan tới khớp: những tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, Gút, viêm đốt sống, v.v.;
  • Thấp khớp không liên quan đến khớp: tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến các phần mô mềm và cơ như viêm khớp dạng thấp.
benh thap khop co nguy hiem khong
Thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn của cơ thể

Đối tượng thường mắc thấp khớp: Mặc dù đây là bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nhưng nó xuất hiện nhiều ở nữ giới, độ tuổi thường gặp là 35 – 60 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ em cũng có thể mắc bệnh này, người ta gọi là: “thấp khớp thiếu niên” hay “phong thấp nhi đồng”. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng một số giả thiết được đưa ra đó là do gen di truyền, môi trường sống, sinh hoạt…

Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp là gì?

Bệnh thấp khớp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp màng bao quanh khớp, dẫn đến hiện tượng phá hủy khớp, thường do nhiễm khuẩn hoặc do yếu tố di truyền.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh thấp khớp mà bệnh nhân cần chú ý:

  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thấp khớp nhiều hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung ở nhóm tuổi 40-60 tuổi.
  • Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình đã có người bị thấp khớp, khả năng bạn bị bệnh cũng cao hơn.
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại: Các chất độc có hại làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây bệnh thấp khớp.
  • Thừa cân béo phì: Những bệnh nhân có cân nặng “quá cỡ” thường bị tổn thương xương khớp nhiều hơn người có cân nặng phù hợp.

Dấu hiệu triệu chứng điển hình của bệnh thấp khớp

Thấp khớp ảnh hưởng đến sụn khớp, xương đầu sụn và các tổ chức gân, cơ, dây chằng xung quanh khớp bị tổn thương, gây nên các triệu chứng:

  • Đau khớp nhỏ và đối xứng: Bệnh nhân thường xuyên cảm nhận những cơn đau tập trung ở khớp ngón tay, khớp mắt cá chân, khớp gối,… và có tính chất đối xứng hai bên.
  • Cứng khớp buổi sáng: Khi bệnh nhân mới ngủ dậy, các khớp rất cứng, gần như không ngồi dậy, đi lại được, bệnh nhân phải xoa bóp các khớp một thời gian mới vận động được.
  • Hạn chế vận động khớp: Tổn thương do thấp khớp làm xương bị phá hủy, dẫn đến hiện tượng vận động các khớp khó khăn. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất vận động.
benh thap khop co nguy hiem khong
Những vị trí khớp thường bị tổn thương do bệnh thấp khớp
  • Sưng khớp: Các khớp bị tổn thương xuất hiện triệu chứng sưng viêm, da quanh khớp có thể bị đỏ và bóng, sờ vào thấy nóng ấm, ấn vào khớp thấy cứng.
  • Biến dạng khớp: Khi bệnh nặng, các hạt tophi (hạt sần dưới da) xuất hiện quanh khớp, ấn vào rất cứng, khiến khớp bị biến dạng.
  • Yếu cơ: Khớp bị tổn thương gây vận động hạn chế, lâu ngày làm bệnh nhân bị yếu cơ, khó thực hiện các hoạt động như thay quần áo, chải tóc, cầm đồ vật,…
  • Triệu chứng khác: Một số bệnh nhân có triệu chứng nhìn kém, khó thở, người hay mệt mỏi, sốt nhẹ,…

Bệnh thấp khớp có nguy hiểm hay không?

Những biến chứng của bệnh thấp khớp bao gồm:

  • Loãng xương;
  • Nang dạng thấp;
  • Khô mắt và miệng. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren, một rối loạn làm giảm độ ẩm mắt và miệng;
  • Nhiễm trùng;
  • Các bộ phận cơ thể có cấu tạo bất thường;
  • Hội chứng ống cổ tay. Nếu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cổ tay, bệnh có thể ép các dây thần kinh chính điều khiển bàn tay và các ngón tay;
  • Vấn đề về tim mạch. Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và tắc nghẽn, cũng như viêm túi bao tim;
  • Bệnh phổi. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ viêm nhiễm và để sẹo trong mô phổi, có thể dẫn đến khó thở;
  • Ung thư hạch bạch huyết.

Cách điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả dành cho các bệnh nhân

Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ kiểm tra phần khớp bị sưng, đồng thời cũng sẽ kiểm tra phản xạ cũng như sức mạnh tại vùng cơ bắp. Bác sĩ cũng sử dụng một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Những người mắc phải bệnh thấp khớp thường có tỉ lệ kết tủa của hồng cầu và protein phản ứng C cao. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm máu phổ biến khác để tìm ra các yếu tố thấp khớp và kháng thể anti-CCP;
  • Chụp X-quang;
  • MRI hoặc sóng siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh thấp khớp:

Không có cách nào có thể chữa trị cho bệnh thấp khớp, nhưng các triệu chứng có phần thuyên giảm khi bệnh nhân được điều trị với các loại thuốc liều cao.

Thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian bạn mắc bệnh, bao gồm:

benh thap khop co nguy hiem khong
Tùy vào mức độ bệnh thấp khớp có nguy hiểm không mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc này có thể giảm đau và viêm. Tuy nhiên, các phản ứng phụ có thể gồm ù tai, kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim, gan và thận bị phá hủy;
  • Thuốc corticosteroid như prednisone giúp kháng viêm và giảm đau, làm chậm sự phá hủy khớp. Phản ứng phụ của thuốc bao gồm mỏng xương, tăng cân và tiểu đường. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc corticosteroid để làm giảm các triệu chứng cấp tính và sẽ giảm dần liều thuốc;
  • Thuốc chống thấp cải thiện bệnh (DMARDs). Những loại thuốc này có thể làm chậm quá trình phá hủy của viêm khớp dạng thấp nhằm bảo vệ khớp và các mô. Phản ứng phụ bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nặng;
  • Tác nhân sinh học. Thuốc kích thích phản ứng sinh học như thuốc DMARD sinh học thường có tác dụng tốt nhất khi dùng với thuốc DMARD không sinh học, ví dụ như methotrexate.

Những loại thuốc này có thể nhắm thẳng vào hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích đến tình trạng viêm – nguyên nhân chính gây phá hủy mô khớp. Đồng thời, các loại thuốc này cũng làm bạn tăng nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng.

Liệu pháp vật lý

Bạn cần có lối sống khỏe mạnh và năng động để điều trị các triệu chứng thấp khớp, đi kèm với việc sử dụng thuốc. Các bài thể dục có thể làm bạn đau đớn, nhưng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga có thể giúp bạn giảm viêm. Liệu pháp vật lý có thể giúp bạn có thói quen rèn luyện an toàn và giúp khớp tăng linh hoạt hơn.

Bệnh thấp khớp thường khiến bạn gặp nhiều khó khăn và không thể thực hiện một số công việc trong cuộc sống hàng ngày. Những liệu pháp vật lý có thể giúp bệnh nhân tìm ra những phương pháp làm việc mới mà ít gây đau đớn nhất có thể.

Phẫu thuật

Bạn sẽ cần đến phẫu thuật khi các phương pháp điều trị không có tác dụng và khi bị thấp khớp nghiêm trọng. Mục đích của phẫu thuật là để phục hồi chức năng bị mất đi do thấp khớp và sửa chữa lại những phần khớp bị phá hủy.

Một số quá trình phẫu thuật mà bệnh nhân thấp khớp có thể được chỉ định bao gồm:

  • Thay thế khớp: loại bỏ khớp và thay thế bằng khớp giả;
  • Làm chảy khớp: Bằng cách làm chảy khớp và định hình lại;
  • Sửa chữa dây chằng: sửa lại những dây chằng bị phá hủy để giúp khớp khỏe hơn.
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp

Trên đây là những chia sẻ về “bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?”. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về các bệnh khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi các căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)