#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Các bệnh viện khám bệnh gout tốt nhất ở Hà Nội

Bệnh gout là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Hơn nữa căn bệnh này rất khó để chữa trị dứt điểm. Vì vậy để có được liệu trình chữa bệnh tốt nhất thì cần chọn cho mình bệnh viên uy tín và phù hợp để chữa trị. Sau đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ cho các bạn mẹo chọn bệnh viện để khám bệnh gout ở Hà Nội.

1. Các bệnh viện khám bệnh gout tốt nhất ở Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Điện thoại: 44 3869 3731

Lịch thăm khám: Thứ 2 – Chủ Nhật, buổi sáng 6h30 – 12h, buổi chiều 13h30 – 18h

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở y tế đầu ngành có chuyên khoa cơ xương khớp lớn nhất nước ta. Nơi đây có đầy đủ các phòng chức năng như phòng tiêm khớp, nội soi khớp, phòng siêu âm 2D , 4D. Đa phần các thiết bị, máy móc ở đây đều được nhập khẩu từ nước ngoài giúp hỗ trợ cho việc thăm khám, chẩn đoán bệnh được chính xác.

Đặc biệt, khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ có tiếng trong ngành như: TS Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, TS Trần Thị Tô Châu, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc…

Bệnh viện Bạch Mai có kinh nghiệm chữa bệnh gout

Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Điện thoại: 02438.253.531

Lịch thăm khám: Từ Thứ 2 – Thứ 6 ( 7h – 16h), khám theo yêu cầu ( từ 12h – 14h và 16h – 21h ).

Khi nhắc đến vấn đề nên khám bệnh gout ở đâu thì có lẽ nhiều bệnh nhân đang sinh sống ở khu vực phía Bắc sẽ nghĩ ngay đến bệnh viện Việt Đức. Ra đời vào năm 2012, khoa xương khớp bệnh viện Việt Đức ngày càng được đông đảo bệnh nhân biết tới nhiều hơn nhờ vào khả năng xử lý, điều trị các ca bệnh khó về xương khớp cũng như chấn thương chỉnh hình.

Quy trình khám chữa bệnh gout tại bệnh viện Việt Đức như sau:

Bước 1: Bệnh nhân tới dãy nhà C4, lấy số thứ tự, mua sổ rồi điền thông tin cá nhân vào

Bước 2: Nộp sổ vào quầy đăng ký khi đến lượt. Xuất trình thẻ BHYT, giấy chuyển viện và các giấy tờ cá nhân liên quan nếu có. Đóng phí khám ban đầu.

Bước 3: Nhận lại sổ và di chuyển đến phòng khám chuyên khoa theo số phòng in trên phiếu.

Bước 4: Bác sĩ thăm khám và chỉ định cận lâm sàng

Bước 5: Đọc kết quả, đánh giá mức độ bệnh, chỉ định điều trị

Mỗi ngày, số lượng bệnh nhân tới Việt Đức khám lên đến hàng ngàn người. Vì vậy bệnh viện đã triển khai tiếp nhận đăng ký khám bệnh từ 6h45 sáng. Bạn nên đến sớm nếu không muốn phải chờ đợi lâu.

Bệnh viện E

Địa chỉ: 89 Trần Cung, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Tp Hà Nội

Điện thoại: 0243 7543 832

Lịch thăm khám bệnh: Từ thứ Hai – thứ Sáu 7h30 – 17h30, thứ Bảy & Chủ Nhật 8h – 17h

Bệnh viện E được thành lập vào năm 1967 và hiện có quy mô khoảng 900 giường bệnh, 37 khoa. Trong đó, khoa Cơ xương khớp là một trong những khoa mũi nhọn của bệnh viện được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị tối tân như: Máy chụp MRI 1,5 tesla, hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 46 dãy, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, huyết học…

Để nâng cao trình độ tay nghề của bác sĩ, bệnh viện thường xuyên cử cán bộ đi tham dự các buổi hội thảo và các đợt tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài nước. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc, vật lý trị liệu hoặc chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp bị gout nặng.

Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 01- đường Phương Mai- quận Đống Đa- Hà Nội

Thời gian làm việc: Từ thứ 2- thứ 6 bắt đầu lúc 8h30-17h30, riêng thứ 7 bệnh viện chỉ làm việc buổi sáng từ 8 giờ 30 – 12 giờ.

Nằm trong top những bệnh viện chữa gout tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, bệnh viện Việt Pháp với ưu thế là bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài nên có máy móc cũng như trang thiết bị rất hiện đại. Đến  đây bạn không chỉ được chữa bệnh gout bởi các bác sĩ hàng đầu trong nước mà còn được bác sĩ nước ngoài trực tiếp điều trị. Nhờ vậy mà bạn sẽ được tiếp cận với nhiều phương pháp chữa trị tiên tiến, hiện đại.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, phường Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngay từ khi được thành lập, Khoa Nội Tổng hợp (bao gồm Nội Cơ xương khớp) – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn được xem là một trong những chuyên khoa quan trọng của Bệnh viện.

Vinmec là bệnh viện tiên phong tại Việt Nam trong việc ứng dụng các phương pháp điều trị nội khoa hoàn toàn mới, những phương pháp tiến bộ đang được áp dụng ở nhiều nước phát triển, mang lại kết quả điều trị thành công ở nhiều bệnh nhân.

Bệnh viện Vinmec còn nổi tiếng vì mời được nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành về thăm khám, đối với bệnh Gout và Cơ xương khớp cũng vậy. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ở Vinmec rất tốt, người bệnh được hẹn khám đúng giờ, đúng bác sĩ, được hỗ trợ chu đáo trước, trong và sau khi đi khám.

2. Lưu ý khi đi khám bệnh gout

Xét nghiệm acid uric trong máu là việc làm cần thiết để chuẩn đoán cũng như theo dõi tiến triển của bệnh gout. Tuy nhiên một số loại thuốc hay thực phẩm có thể làm thay đổi chỉ số này gây sai lệch kết quả chuẩn đoán. Do vậy để đảm bảo kết quả chính xác nhất bệnh nhân hãy chú ý một số vấn đề sau:

Ngưng sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau  aspirin, vitamin C hay thuốc chữa bệnh lao trong 3-4 ngày trước khi đi khám.

Tránh ăn nội tạng động vật hay, các loại thịt có màu đỏ, bia rượu trước khi xét nghiệm 8 tiếng vì chúng thường làm tăng axit uric trong máu.

Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh tật cũng như loại thuốc mình đang sử dụng. Đồng thời mang theo các giấy tờ liên quan để bác sĩ tiện theo dõi.

3. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gout được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gout cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên.

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh gout là do: Yếu tố di truyền, chế ăn nhiều purin (có nhiề trong bia, rượu), nhiều đạm, thói quen ít vận động, uống ít nước, độ tuổi càng lớn càng dễ mắc bệnh gout…

4. Cách điều trị bệnh gout

Phương pháp dùng thuốc:

– Dựa trên nguyên tắc điều trị bệnh gout, biện pháp dùng thuốc điều trị bệnh gout theo hai hướng điều trị các đợt gout cấp tính và làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhằm ngăn chặn sự hình thành các hạt tophi tại khớp xương. Theo đó các bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc sau đây:

 + Thuốc chống viêm không steroid: Giúp giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn sự cọ xát của tinh thể muối natri urat vào khớp xương. Loại thuốc này được sử dụng trong giai đoạn bệnh nhân xuất hiện cơn viêm khớp gout cấp tính.

+ Thuốc đặc trị bệnh gout: Sau khi cơn viêm khớp gout cấp tính được điều trị, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc làm ức chế tổng hợp axit uric trong máu, đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết, từ đó nồng độ axit uric giảm xuống trở về mức bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

– Bên cạnh đó, các loại thuốc bổ trợ làm kiềm hoá hoặc làm loãng nước tiểu, bổ sung dưỡng chất làm phục hồi xương khớp, tăng cường miễn dịch,… cũng được kê đơn giúp điều trị gout hiệu quả nhất. Đối với bệnh nhân bị các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, dạ dày, tá tràng, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh nhân, tránh tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân cũng cần lưu ý thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để bệnh được đẩy lui nhanh chóng.

Dao châm He-ne:

– Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp Dao châm

He-ne hỗ trợ điều trị viêm khớp gout cấp tính và mạn tính.

– Dao châm He-ne thông qua các huyệt vị trên cơ thể, tác động vào các khớp xương, dẫn truyền vào trong đó một lượng thuốc phù hợp điều trị bệnh gout

Vật lý trị liệu:

– Nhằm tăng tốc độ điều trị bệnh gout, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp vật lý trị liệu cần thiết như châm cứu, bài tập vận động, chiếu tia hồng quang, máy vật lý trị liệu,…

Trên đây là một số mẹo chọn bệnh viện để khám bệnh gout ở Hà Nội. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn trọng việc điều trị bệnh gout. Cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version