#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Biểu hiện của bệnh gout là gì? Nên làm gì khi có dấu hiệu bệnh gout

Bệnh gout ngày càng có xu hướng gia tăng do thói quen ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây “đau nhức như gai đâm, kim chích” mà còn phá hủy khớp, gây tàn phế và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh gout là gì?

Gút (gout) là một loại viêm khớp gây đau đớn thuộc dạng bậc nhất xảy ra khi có một lượng lớn axit uric tích tụ ở trong cơ thể. Bệnh gout là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urate (monosodium urate) ở các tổ chức, cơ quan trong cơ thể con người. Việc lắng đọng vi tinh thể tại thận sẽ gây ra bệnh suy thận, suy thận cấp, viêm thận kẽ vì gout, sỏi urate ở thận, tiết niệu.

bệnh gút là gì

Nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh gout là vì sự rối loạn trong chuyển hóa acid uric làm tăng cao lượng acid uric ở máu. Ở Việt Nam, rượu bia chính là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Sự tăng cao đột ngột của nồng độ acid uric huyết do tăng sinh tổng hợp acid uric, giảm thải acid uric.

Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu, sau đó bài tiết qua thận, ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Một số trường hợp, axit uric tích tụ lại trong máu khi:

  • Thận suy khiến không thể bài tiết hết axit uric
  • Lượng axit uric của cơ thể tạo ra tăng đột ngột
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, purin
  • Axit uric máu là một yếu tố đặc trưng ở bệnh gout, axit uric tăng cao là hậu quả của quá trình tăng sinh axit uric ở cơ thể, giảm bài xuất axit uric thận. Người bệnh gout thường là do kết hợp từ các quá trình trên: chúng vừa tăng sinh tổng hợp, đồng thời vừa làm giảm bài xuất lượng axit uric.
  • Nồng độ axit uric ở máu cao gây ra tăng axit uric huyết. Những người bị tăng axit uric huyết không phải chắc chắn gây ra bệnh gút. Tuy nhiên nếu có quá nhiều các tinh thể axit uric được hình thành ở trong cơ thể thì sẽ có khả năng gây nên căn bệnh này.

Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh gút hầu như luôn luôn xảy ra một cách đột ngột và thường không có những dấu hiệu báo trước, các cơn đau thường được xuất hiện vào ban đêm.

  • Khó chịu sau cơn đau. Sau khi các cơn đau có dấu hiệu giảm xuống, một số những khó chịu có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có thể kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến nhiều khớp khác.
  • Các cơn đau khớp dữ dội. Bệnh gút thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái của bạn, nhưng những cơn đau này cũng có thể xảy ra ở bất kì các khớp xương nào. Các khớp bị ảnh hưởng thường gặp nhất đó là mắt cá chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay. Cơn đau đầu tiên xuất hiện có thể kéo dài 4 – 12 giờ, nếu đây là trường hợp nghiêm trọng.
  • Xuất hiện viêm và nóng đỏ. Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, viêm và nóng đỏ.
  • Giới hạn vận động. Khi bệnh gút tiến triển, những cơn đau có thể giới hạn chuyển động của bạn.

Nếu bạn xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột trong các khớp hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ. Bệnh gout nếu không được điều trị một cách kịp thời. Nếu xuất hiện cơn sốt, khớp bị nóng, dấu hiệu viêm hoặc có thể có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn phải cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Biến chứng bệnh gout

Những người mắc bệnh gout có thể phát triển bệnh nặng hơn nếu không được điều trị. Những biến chứng của bệnh gout có thể gặp phải đó là:

  • Gout tiến triển. Ở giai đoạn này nếu bệnh gout không được điều trị thì các tinh thể Acid uric sẽ tấn công các khớp và hình thành dưới da các cục gọi la Tophi. Tophi có thể phát triển ở những ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, mắt cá chân.
  • Bệnh gout tái phát. Có một số trường hợp người mắc bệnh gout không thấy xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Nhưng người khác có thể có thể gặp phải những cơn đau do gout nhiều lần trong 1 năm. Thuốc chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau do gout nhưng bệnh gout có thế tái phát trở lại. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể gây xói mòn và phá hủy khớp của bạn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh gout

Trước tiên muốn điều trị căn bệnh gout, bác sĩ cần phải yếu cần bạn làm một số những xét nghiệm để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Một số những xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gout bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm máu để có thể biết được nồng độ axit uric và creatinin trong máu của bạn. Tuy nhiên, một số người khi đi xét nghiệm máu có nồng độ acid uric trong máu cao, nhưng không bao giờ mắc bệnh gout. Và một số trường hợp khác, người bệnh có triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gout, nhưng không có mức Acid uric bất thường trong máu của họ.
  • Siêu âm. Siêu âm cơ xương có thể phát hiện các tinh thể urat trong khớp.
  • Chụp X-quang. Chụp X-quang khớp có thể giúp ích để có thể loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.

Vì bệnh gout có thể gây đau đớn và làm tổn thương khớp lâu dài, điều cực kì quan trọng là phải chẩn đoán bệnh chính xác. Sau khi đã chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh và kể đơn thích hợp cho sức khỏe và tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Điều trị ngăn ngừa biến chứng bệnh gút

Nếu bạn gặp một số cơn đau gút hằng năm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc để làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh gout. 

Những loại thuốc bao gồm probenecid (Probalan) và Lesinurad (Zurampic). Thuốc giúp niệu quản cải thiện khả năng loại bỏ Acid uric từ cơ thể của bạn. Điều này giúp cơ thể của bạn giảm Acid uric và giảm nguy cơ bệnh gout phát triển, nhưng đồng thời lượng Acid uric trong nước tiểu của bạn sẽ tăng lên. Một số những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải như phát ban, đau bụng và sỏi thận.

Phòng ngừa bệnh gút

Trong thời gian không xuất hiện triệu chứng của bệnh gút, các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bảo vệ và chống lại những cơn đau do gút trong tương lai.

  • Nên uống nước đầy đủ hằng ngày. Bạn cần uống đầy đủ nước hằng ngày. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga. Nên sử dụng nước lọc.
  • Hạn chế sử các loại thực phẩm chứa nhiều protein từ động vật như thịt đỏ, các loại hải sản, gia cầm, nội tạng động vật.
  • Hạn chế hoặc tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia. Vì các chất trong bia, rượu có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bệnh gout, đặc biệt là ở nam giới.
  • Bạn có thể sử dụng protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo. Các sản phẩm sữa ít béo có thể có tác dụng bảo vệ bạn chống lại căn bệnh gút. Vì vậy đây được coi là nguồn protein tốt nhất của bạn.
  • Người bệnh gout nên ăn những thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau xanh, dưa leo, cà chua,…

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh gout, bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất. Vì chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh gout của bạn. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ xương khớp của người bệnh nên bạn cần hết sức chú ý tới chế độ ăn uống và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version