Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì là tốt nhất?
Xem nhanh nội dung bài viết
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp trong đó tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Nhân nhầy này bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh khu vực xung quanh.
Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng khu vực phổ biến nhất vẫn là ở vị trí thắt lưng và cổ. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đè ép vào rễ dây thần kinh tọa gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân. Trong khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau vùng cổ và vai gáy. Nếu bị chèn ép rễ thần kinh thì khu vực chịu ảnh hưởng tiếp theo là cánh tay.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
- Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian mà không một ai có thể tránh khỏi. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm bị bào mòn và mất nước dẫn đến sự hư tổn ở sụn và vi thể.
- Chấn thương: Đây cũng là một nguyên nhân tác động đột ngột đến đĩa đệm, ví dụ người bệnh bị ngã, chấn thương do mang vác nặng, khi chơi thể thai,..
- Bẩm sinh: Yếu tố di truyền được kiểm chứng là có liên quan đến các bệnh về cột sống, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
- Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, thường xuyên mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc không đúng thư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống, từ đó hình thành bệnh.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm:
- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh từ đó dẫn đến các cơn đau nhức, tê bì khu vực thắt lưng, cổ rồi lan dần sang các vùng lân cận như mông, đùi, gót chân. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu giống như có kiến bò trong người.
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Các cơn đau có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng đau sẽ dữ dội hơn khi vận động, di chuyển và giảm nếu cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi tại chỗ.
- Yếu cơ, bại liệt: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Trong giai đoạn này người bệnh đi lại vận động rất khó khăn, sau đó thường dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì là tốt nhất?
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Ai cũng biết canxi là thành phần cấu tạo nên xương nhưng để xương hấp thụ và tổng hợp được canxi thì vitamin D là chất thiết yếu cho quá trình này. Chính vì vậy, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa, tôm cua, hàu… và vitamin D như nấm, đậu nành, lòng trứng, ngũ cốc…
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và hạn chế gây áp lực lên cột sống. Chất xơ còn có tác dụng phục hồi các tế bào cột sống bị tổn thương, thúc đẩy quá trình sản xuất ra chất nhờn giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn, bảo vệ các đầu xương sụn khớp, hạn chế gây áp lực lên đĩa đệm và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ người bệnh nên cho vào thực đơn hàng ngày gồm:
- Động vật có vỏ : tôm, cua, hàu,…
- Trái cây và rau củ tươi
- Các loại ngũ cốc
- Đậu nành và chế phẩm từ đậu
Thực phẩm chứa glucosamine và chondroitin
Glucosamine và Chondroitin là hai dưỡng chất có nhiều trong nước hầm xương ống, sụn sườn động vật là nguyên liệu để thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, giúp bạn sở hữu một hệ xương khớp khoẻ mạnh.
Uống đủ nước mỗi ngày
Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày là cần thiết cho quá trình hydrat hóa, giúp chữa lành các đĩa đệm bị thoái hóa. Bệnh nhân nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tuỳ vào trọng lượng cơ thể.
Thực phẩm giàu protein
Protein là một chất không thể thiếu trong quá trình hình thành cấu trúc cơ thể, đặc biệt là giúp duy trì và sửa chữa tổn thương trên xương, sụn và mô mềm.
Protein thực vật có nhiều trong các loại thức ăn dạng hạt như hạt chia, đậu lăng, các loại đậu. Ngoài lượng protein dồi dào, các loại hạt này còn chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và một loạt khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.
Những nguồn thực phẩm giàu protein khác mà người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn như:
- Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…
- Các loại rau củ: Đậu nành, đậu hà lan, trái bơ, bông cải xanh,…
- Uống nước canh xương
Rau mùi và trà thảo dược
Các loại rau mùi như húng quế, bạc hà, gừng, hương thảo, quế,… có khả năng kháng viêm tốt, hỗ trợ phục hồi các mô xương bị tổn thương. Ngoài ra, các loại trà thảo dược như ô lông, trà xanh cũng có tác dụng giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn, từ đó giúp sở hữu một cột sống khoẻ mạnh.
Thực phẩm chứa nhiều Axit béo omega-3
Người bệnh có thể bổ sung các loại axit béo omega-3 này từ những nguồn thực phẩm như: cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó và các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoong, mùi tây, rau bina,…), súp lơ trắng, đậu phụ…
Ngoài ra, Axit béo và omega-3 là thành phần chính của cá hồi, hạt lanh, rong biển và các loại cá nước ngọt khác. Dưỡng chất trong các loại thực phẩm này giúp tăng sinh collagen, hỗ trợ mô và xương khớp hoạt động dẻo dai hơn và làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương. Bạn cũng có thể thường xuyên bổ sung dầu cá omega-3 để có hiệu quả tương tự.
Dầu thực vật và các loại rau có đặc tính chống viêm
Axit béo omega-9 có trong các loại dầu thực vật gồm dầu ô liu, dầu mè và bơ có khả năng kháng viêm nhiễm cực kì hiệu quả, đặc biệt ở các vị trí sụn khớp.
Ngoài ra, còn có một số loại rau có tính kháng viêm cao như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh… Người bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc người bị các vấn đề xương khớp nên thường xuyên bổ sung các loại rau này trong thực đơn hàng ngày.
Các loại sữa:
- Sữa đậu nành: Tuy hàm lượng canxi trong sữa đậu nành không cao như các loại sữa khác nhưng lại được đánh giá rất phù hợp với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Sữa đậu nành chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác, cần thiết để sở hữu hệ xương khớp chắc khỏe.Hoạt chất Genistein có trong sữa đậu nành được ví như một loại hormone estrogen thực vật tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo xương. Bên cạnh đó, Saponin trong sữa đậu nành giúp hỗ trợ quá trình chống oxy hóa. Không những thế, sữa đậu nành còn giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Sữa bò: Sữa bò được đánh giá là một nguồn cũng cấp canxi từ thiên nhiên không có bất kỳ một loại tạp chất nên rất an toàn. Thành phần dương chất trong sữa bò: Lactose, Protein (chất đạm), lipid, các thành phần gốc lipid, vitamin, một số khoáng chất thiết yếu như Canxi, photphat, natri, kali, citrate, magie,…Bổ sung đủ canxi sẽ giúp làm tăng mật độ canxi của xương, ức chế được quá trình thoái hóa. Sữa bò là loại sữa có hàm lượng canxi tương đối cao. Sử dụng một ly sữa bò có thể cung cấp tới 30% lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày.Chính vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn sữa bò để bổ sung dưỡng chất. Loại sữa này không những giúp cải thiện sức khỏe xương khớp mà còn giúp thể trạng chung của cơ thể tốt hơn. Giá thành của sữa bò cũng hợp lý hơn những loại khác và chúng luôn có sẵn trên thị trường để bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Trên đây là danh sách các loại thực phẩm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có kiến thức để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và gia đình, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm.