Bệnh gout là gì? Những điều cần biết về bệnh gout
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh gout hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn. Vậy triệu chứng và cách điều trị mới nhất cho người bệnh gout là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout nên ăn gì khi mà hiện nay bệnh gút là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh gút do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính khiến các bạn dễ mắc bệnh gout. Vậy bệnh gout tiếng anh là gì? Bệnh gút trong tiếng Anh là gout, tiếng Pháp là goutte (nghĩa là giọt nước), theo cách gọi Hán Việt là thống phong. Để giải đáp băn khoăn về bệnh gout trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh nhé!
Nguyên nhân gây nên bệnh gout
Sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu được xác nhận là nguyên nhân chính tạo nên các cơn đau. Các cơn đau do bệnh gout thường xuất hiện ở khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối, cổ tay, ngón tay,…
Nguyên nhân nguyên phát: Đây là nguyên nhân gắn liền với yếu tố gen di truyền, cơ địa. Trong trường hợp này người bệnh có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.
Nguyên nhân thứ phát: Đây là yếu tố bên ngoài, vì lý do nào đó như tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, cá hay thói quen uống rượu bia không kiểm soát,… khiến cho lượng acid uric trong máu tăng mạnh. Đây cũng là tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao và cũng là vấn đề phức tạp trong quá trình điều trị các triệu chứng bệnh gout.
Triệu chứng của người bệnh gout
Các cơn đau do bệnh gout thường xuất hiện ở khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối, cổ tay, khuỷu tay kèm theo sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết.
Người mắc bệnh gout thường xuất hiện những triệu chứng cơ bản như: Sưng, viêm đỏ: Khớp ngón tay và ngón chân cái sẽ xuất hiện tình trạng sưng đau và kèm với đó cơn đau cũng có thể xuất hiện tại các khớp lân cận như bàn cổ tay, khớp gối, mắt cá.Khó vận động hơn ngày thường là do xương khớp bị tổn thương viêm, gây đau buốt nên quá trình vận động của người bệnh cũng bị gián đoạn. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng và phát triển thành mãn tính thì có thể làm mất khả năng vận động, biến dạng xương khớp, hình thành nên cục do tinh thể uric lắng đọng trong mô mềm.
Bệnh gout có thể phòng tránh được không?
Bệnh gout có thể phòng tránh được bằng cách ăn uống khoa học, lành mạnh.
Để có một biện pháp phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh gout, thì các bạn cần phải có một chế độ ăn uống thật khoa học, hạn chế tuyệt đối các thực phẩm giàu chất đạm như tim, thận, gan, trứng,…Hạn chế không được sử dụng thuốc lá, rượu bia, tránh mỡ động vật.
Bên cạnh đó, người bệnh gout cần phải duy trì cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, vận động thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh gout.
Cách chữa bệnh gout hiệu quả nhất tại nhà
Chữa bệnh gút bằng hạt đậu xanh
Có lẽ trong chúng ta có ít ai ngờ rằng hạt đậu xanh được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống lại là một loại thuốc đặc biệt có công dụng trong việc điều trị các cơn đau gout. Hơn nữa, trong đậu xanh chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành của axit uric trong cơ thể.
Trong Đông y, thì những hạt đậu xanh này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, điều hòa ngũ tạng và bài trừ được các bệnh thuộc về nhiệt. Bên cạnh đó, trong hạt đậu xanh có tính kháng viêm rất cao, việc thường xuyên bổ sung đậu xanh trong các bữa ăn hằng ngày không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn là cách để phòng ngừa và giảm viêm do gút gây ra một cách hiệu quả.
Lưu ý:
- Trong quá trình ăn đậu xanh, không nên dùng thuốc vì đậu xanh làm giã thuốc, khiến thuốc không phát huy tác dụng.
- Đậu xanh có tác dụng hạ huyết áp, vì thế trong quá trình điều trị cần thường xuyên đo huyết áp.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Nên uống nhiều nước trong ngày.
- Kiêng: Bạn nên kiêng một số loại thực phẩm như nội tạng động vật, các chất khó tiêu, các chất kích thích, đồ cay, nóng.
Để nắm rõ được tình trạng bệnh, bạn nên đi khám lại hoặc khám khi có dấu hiệu bất thường nhằm tránh những biến chứng không mong muốn.
Chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Như chúng ta đã biết lá tía tô là một loại thực phẩm rất tốt và rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, trong lá tía tô chứa 0,3 – 1,3% lượng tinh dầu theo chất khô vậy nên có thể tận dụng ngay trong vườn nhà để làm thuốc chữa bệnh gút. Với những cách làm đơn giản kết hợp với những bữa ăn, không hề tốn kém nhiều chi phí, thì các bạn đã có thể tự bào chế ra cho mình một loại thuốc vô cùng công hiệu:
Uống nước lá tía tô: Các bạn hãy lấy một nắm lá tía tô rửa cho thật sạch và cho vào một cái nồi đun sôi thật kỹ, rồi sau đó bạn dùng nước này uống hằng ngày trong một thời gian dài. Các hoạt chất trong nước lá tía tô có công dụng chống viêm, giảm sưng đau, và tăng cường khả năng đào thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể. Duy trì uống nước này thường xuyên, bệnh gút sẽ thuyên giảm và tránh được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra các bạn cũng có thể đắp lá tía tô: Lá tia stoo được giã nhuyễn và đắp trực tiếp lá tía tô vào chỗ khớp bị sưng viêm như vậy sẽ giảm được các cơn đau gút hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra ăn lá tía tô cũng là một cách hay mà nhanh gọn không mất thời gian nhiều : Lá tía tô cũng là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, thì các bạn cũng có thể chế biến với các món ăn khác hoặc ăn như rau sống để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh gút hữu hiệu.
Với những công dụng chữa bệnh gout trên, lá tía tô được rất nhiều người áp dụng. Vì vậy, để nhanh chóng loại bỏ các cơn đau do gút gây ra, bạn nhớ áp dụng cách làm này thường xuyên nhé!
Lời khuyên cho người bị bệnh gout
- Đi bộ nhẹ nhàng, đi giày rộng.
- Sử dụng 1 số nguyên liệu lợi tiểu nhẹ của Đông y như râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh.
- Lạc quan tin tưởng cuộc sống tươi đẹp, tránh lo lắng.
- Mỗi một tuần dùng hai gói natri cacbonat kiềm hóa nước tiểu
Việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh loại bỏ axit uric trong máu để đạt hiệu quả cao người bệnh cần phải kiên trì sử dụng, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ và rủi ro không đáng có trong quá trình điều trị.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất tại nhà như thế nào rồi? Để ngăn ngừa và loại bỏ triệu chứng bệnh, bạn nhớ thực hiện các phương pháp này một cách đều đặn.