#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không [2022]

Tiểu Đường

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bệnh tiến triển do thói quen ăn uống hằng ngày. Nhưng liệu người có thói quen ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không và làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu đường?

QC

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường huyết trong máu bị rối loạn không thể điều chỉnh. Điều này xảy ra do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

an nhieu duong co bi tieu duong khong 4
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính

Bệnh tiểu đường có 2 loại chính:

– Bệnh tiểu đường loại 1: là trình tạng cơ thể không thể tạo ra insulin.

– Cệnh tiểu đường loại 2: là tình trạng cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó một cách hiệu quả.

Bệnh tiểu đường loại 1 thường do di truyền và rất hiếm gặp. Còn bệnh tiểu đường loại 2 chiếm hơn 90% các trường hợp mắc bệnh.

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Việc ăn nhiều đồ ngọt chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc ăn nhiều đường là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Vì đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột và tuyến tụy hoạt động nhiều hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết. Nếu bạn thường xuyên ăn đường sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết năng suất. Từ đó dẫn đến suy giảm chức năng của tuyến tụy và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

an nhieu duong co bi tieu duong khong 3
Việc ăn nhiều đường là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra bệnh tiểu đường

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn uống.

Một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người uống đồ uống có đường hằng ngày có 25% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Việc uống nước ngọt mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 13%.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh xa nguy cơ bị bệnh tiểu đường nếu biết duy trì lối sống lành mạnh. Sau đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Sử dụng đường tự nhiên

Đường tự nhiên là đường tồn tại trong trái cây và rau quả. Đây là loại đường không làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Vì các loại đường này được tiêu hóa và hấp thu chậm hơn, ít có khả năng gây ra gai đường trong máu. Ít có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

an nhieu duong co bi tieu duong khong 1
Nên sử dụng đường tự nhiên

Hơn thế nữa, trái cây và rau quả thường chứa hàm lượng đường ít hơn nhiều so với thực phẩm chế biến. Do đó, việc bổ sung đường tự nhiên bằng cách ăn rau củ quả sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng tiêu thụ của chúng ta.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, xirô, đường thốt nốt, đường dừa… có thể được sử dụng làm chất thay thế đường.

Bổ sung chất xơ từ trái cây và rau quả

Ăn nhiều rau củ quả cũng là một trong những phương pháp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả. Để phòng tránh tiểu đường bạn nên bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ăn và hạn chế khối lượng tinh bột nạp vào cơ thể.

Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp glucose được giải phóng chậm hơn. Đồng thời chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ của đường vào máu. Nhờ vậy mà ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu, ngăn ngừa hình thành bệnh tiểu đường.

Một bữa ăn giàu chất xơ sẽ tạo cho bạn cảm giác no hơn nhờ vậy mà có thể giảm mức gia tăng đường huyết. Nên ưu tiên chọn các loại rau và trái cây có màu sắc màu đậm hơn như súp lơ xanh, xà lách, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, xoài và trái thơm.

Tăng cường hoạt động thể chất, thể lực

Hoạt động thể chất và tăng cường sức mạnh của các bộ phận của cơ thể để kiểm soát đường huyết là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc tập thể lực thường xuyên còn giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục và hít thở sâu. Hoạt động thể lực gồm đi nhanh, chạy bộ, yoga, chơi bóng bàn hoặc bất cứ hình thức thể dục luyện tập nào. Các hoạt động thể chất sẽ mang lại sức khỏe cũng như niềm vui, sự thoải mái về tinh thần. Một khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái thì mọi bệnh tật sẽ được đẩy lùi.

Duy trì kiểm soát cân nặng

Cân nặng quá mức sẽ khiến cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người thừa cân, béo phì thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường lại càng cao. Nếu có bị bệnh thì cũng nguy hiểm hơn nhiều vì có thể gây nguy cơ tử vong và bệnh tim. Do đó, việc kiểm soát cân nặng càng phải được chú trọng.

Kế hoạch kiểm soát cân nặng của bạn sẽ bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn có một cuộc sống lành mạnh, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường thì bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó là tăng cường tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Hạn chế chất béo chuyển hóa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất béo chuyển hóa là một trong những tác nhân gây nên bệnh tim và cũng có thể góp phần vào bệnh tiểu đường loại 2. Vì chất béo chuyển hóa vốn được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật để biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn có thể bảo quản lâu hơn. Cũng chính vì vậy mà nó ảnh hưởng đến lượng mỡ trong máu và có thể gây tiểu đường.

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, bạncần phải hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa. Các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa nên tránh xa là bơ thực vật, đồ chiên, các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh…

an nhieu duong co bi tieu duong khong 2
Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt

Hạn chế nước ngọt

Nước ngọt là nguồn đường mà cơ thể không cần. Uống quá nhiều các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao như cola, soda và nước trái cây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Việc hạn chế nước ngọt là rất cần thiết nếu bạn muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Uống quá nhiều nước ngọt có hàm lượng calo cao có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như tăng mỡ nội tạng, tăng lượng đường trong máu, tăng cholesterol LDL (có hại), và giảm cholesterol HDL (có lợi). Tất cả những điều này đều là nguyên nhân gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.

Không xem tivi khi ăn

Không xem tivi khi ăn cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Vì thói quen vừa xem tivi vừa ăn sẽ khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nó có thể khiến cho bạn ăn nhiều hơn so với bình thường.

Ngoài ra, nếu bạn dán mắt vào tivi trong khi nhai thì thần kinh sẽ dễ bị chi phối. Dẫn đến việc tiết men tiêu hóa không đủ gây cảm giác ăn không ngon miệng, lâu dần đánh mất vị giác thưởng thức và dễ gây rối loạn tiêu hóa, có hại cho dạ dày.

Trên đây là những giải đáp về việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)