#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

7 Nguyên Tắc Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Bị Gan Nhiễm Mỡ

Phòng Và Trị Bệnh

Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ là chế độ ăn được thiết kế riêng nhằm mục đích kiểm soát lượng mỡ trong gan của bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Căn bệnh này thường gặp ở những người lười vận động, người béo phì, người bệnh tiểu đường, người có nồng độ cholesterol và triglycerid cao, người uống rượu bia nhiều. Vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ phải nắm rõ nguyên tắc nên kiêng và nên ăn những thực phẩm nào để tránh làm tăng mỡ trong gan.

QC

7 Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Nguyên tắc 1: Chế độ ăn chứa đa dạng vitamin, các chất chống oxy hóa

Một số loại vitamin có thể giúp hỗ trợ chức năng gan hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

  • Giúp giảm triglycerid máu, hạn chế mắc bệnh gan nhiễm mỡ: vitamin B3, vitamin E.
  • Vai trò quan trọng trong hoạt động của gan: vitamin B12, vitamin D.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi các tế bào hư tổn ở gan, chức năng chống oxy hóa: vitamin C, vitamin E.

Các vitamin kể trên đều có vai trò quan trọng với sức khỏe của gan nhưng phải lưu ý là bổ sung với liều lượng phù hợp.

Nguyên tắc 2: Bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Nhờ tác dụng ngăn cản cơ thể hấp thu cholesterol, thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol và hạn chế mỡ tích tụ trong gan. Cùng với đó, chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn, hạn chế gánh nặng cho gan. Ngoài ra, bổ sung chất xơ còn là cách hạ men gan trong bệnh gan nhiễm mỡ. Nên bổ sung chất xơ có trong các loại rau củ quả và bổ sung hàng ngày.

bo-sung-them-chat-xo-giup-giam-cholesterol-cho-nguoi-bi-gan-nhiem-mo
Bổ sung thêm chất xơ giúp giảm cholesterol cho người bị gan nhiễm mỡ

Nguyên tắc 3: Ăn đúng chất béo

Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng các chất béo bão hòa có trong mỡ động vật và gây hại cho sức khỏe của gan trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ. Có thể thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật có thành phần là các chất béo không bão hòa, ví dụ như dầu oliu, dầu hạt cải, ….

Nguyên tắc 4: Thực hiện chế độ ăn ít đường, tinh bột

Đường và các loại tinh bột là các loại carbonhydrate cần thiết cho cơ thế. Tuy nhiên, trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn đường, tinh bột để tránh chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong gan.

Chế độ ăn gồm chất béo, mỡ động vật kết hợp với thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tim mạch.

Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế đường, tinh bột

Nguyên tắc 5: Tránh ăn quá no

Ăn quá no sẽ khiến hệ tiêu hóa và gan làm việc vất vả. Với một bữa ăn lớn, bổ sung quá nhiều chất cùng một lúc sẽ tạo áp lực cho gan. Từ đó làm tăng tình trạng gan nhiễm mỡ.

Nguyên tắc 6: Kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày

Ăn quá nhiều muối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, sức khỏe gan. Lượng natri có trong muối gây giữ nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng muối tiêu thụ không quá 1.5g mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt cá đóng hộp, chế biến sẵn trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ vì thường chứa lượng muối lớn.

nguoi-bi-gan-nhiem-mo-nen-kieng-an-nhieu-muoi
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ không quá 1.5g muối mỗi ngày

Nguyên tắc 7: Hạn chế ăn đồ chiên rán, xào trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Đồ chiên rán, xào thường chứa các chất béo chuyển hóa (trans-fat) sinh ra do quá trình chế biến với dầu mỡ ở nhiệt độ cao. Chất béo chuyển hóa làm giảm lượng cholesterol “tốt” (HDL), tăng lượng cholesterol”xấu” và khó bài xuất ra khỏi cơ thể. Kết quả là ảnh hưởng đến chức năng gan, gây tích tụ mỡ trong gan. Cùng với đó, đồ chiên rán thường chứa nhiều calo gây tăng cân, béo phì, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. 

Ngoài giảm lượng chất béo hấp thu từ thực phẩm, người bị gan nhiễm mỡ cần chú ý đến cách chế biến để có thể hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giảm mỡ trong gan. 

Trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ: nên kiêng ăn gì?

Hạn chế chất béo bão hòa, mỡ động vật

Chất béo bão hòa, mỡ động vật bản chất là các acid béo bão hòa và thường được xếp vào nhóm chất không có lợi cho sức khỏe. Các chất béo này khi vào cơ thể thường sinh ra nhiều cholesterol “xấu”. Sử dụng nhiều sẽ gây tích tụ dần trong gan. Lâu dài sẽ thành gánh nặng cho gan, suy giảm chức năng gan.

Trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế những thực phẩm có chất béo bão hòa như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, sữa nguyên chất, bơ, phô mai, các loại dầu như dầu dừa và dầu cọ.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol 

Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, … để tránh làm tăng lượng mỡ trong gan. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như đạm, lipid hàm lượng cao trong những loại thực phẩm này lại là gánh nặng cho gan khi phải chuyển hóa quá nhiều chất cùng lúc.

nguoi-bi-gan-nhiem-mo-nen-kieng-an-long-do-trung-ga
Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật

Hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thịt có chứa nhiều cholesterol nên nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng mỡ tồn đọng trong gan, tăng gánh nặng cho gan. Vì vậy, những món ăn chế biến từ thịt đỏ, ví dụ như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, … nên hạn chế trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ.

Hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, ít chất xơ

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột thường gặp trong bữa ăn người Việt là: cơm, bún, phở, bánh mì, … Đây là những loại tinh bột tinh chế chứa ít chất xơ.

Tinh bột khi đi vào cơ thể được chuyển hóa thành các đường đơn và đi vào gan. Tại gan, quá trình đường phân sẽ tạo ra các acid béo. Nếu chế độ ăn quá nhiều tinh bột sẽ khiến lượng acid béo tạo ra nhiều, tích tụ trong gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Vì vậy, trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ nên giảm thực phẩm nhiều tinh bột, đặc biệt là các loại tinh bột đã tinh chế. Ưu tiên các loại thực phẩm tinh bột có nhiều chất xơ và chỉ số đường thấp, ví dụ như gạo lứt, ngô, khoai, …

Hạn chế hoa quả chứa hàm lượng fructose cao 

Tất cả lượng đường fructose khi đi vào cơ thể đều được chuyển tại gan thành các chất béo tự do và triglycerid. Các chất này tích tụ dần trong gan, lâu dài dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Một số loại hoa quả chứa nhiều đường fructose như xoài chín, dứa chín, …

nguoi-bi-gan-nhiem-mo-khong-nen-an-hoa-qua-co-ham-luong-duong-fructose-cao
Người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn hoa quả nhiều đường fructose

Tuyệt đối kiêng rượu bia, chất cồn

Gan có vai trò chuyển hóa và đào thải rượu bia, các chất cồn ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp, uống rượu bia nhiều và thường xuyên sẽ dần phá hủy các tế bào gan, ảnh hưởng đến chức năng gan. Cùng với đó, khi uống rượu bia sẽ làm tăng tạo mỡ ở gan, giảm đào thải mỡ ra khỏi gan và tăng tạo triglycerid do huy động mỡ ở các mô dự trữ. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng tuyệt đối rượu bia, chất cồn.

Hạn chế uống nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp

Các loại nước ngọt (siro, nước uống có ga, soda, …), nước ép trái cây đóng hộp thường chứa hàm lượng đường lớn, đặc biệt là đường fructose. Và nồng độ đường thường lớn hơn gấp nhiều lần so với trái cây ngọt tự nhiên. Khi đó, gan phải chuyển hóa liên tục dẫn tới tổn thương gan, suy giảm chức năng.

Ngoài ra, uống nhiều đồ ngọt làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan, làm tiến triển nặng hơn bệnh gan nhiễm mỡ.

Hạn chế thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối (natri), đường và chất béo. Những chất này đều ảnh hưởng đến sức khỏe gan, tăng gánh nặng cho gan và tăng tình trạng gan nhiễm mỡ.

han-che-do-che-bien-san-trong-thuc-don-cho-nguoi-bi-gan-nhiem-mo
Hạn chế đồ chế biến sẵn, đồ hộp trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ: nên ăn gì?

Lựa chọn thực phẩm chứa chất béo tốt

Người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (omega 3, omega 6) có trong dầu oliu, cá biển, quả bơ, các loại hạt. Những chất béo này vừa không làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch và gan.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì

Nên ăn nhiều rau củ quả

Rau xanh và củ, quả tươi là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ có ích đối với người bị gan nhiễm mỡ, giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tế bào gan. Ngoài ra, các nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ chức năng gan, thải độc gan, từ đó cải thiện sức khỏe của gan.

Một số thực phẩm có tác dụng giảm mỡ như: đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, nấm hương, chanh, cam, quýt, bưởi, hoa atiso… nên bổ sung vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ.

bo-sung-them-rau-cu-qua-vao-thuc-don-cho-nguoi-bi-gan-nhiem-mo
Bổ sung thêm rau củ quả vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Sử dụng các thảo dược tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

Một số loại thảo dược được khuyến khích dùng cho người bị gan nhiễm mỡ như: trà xanh, lá sen, hoa hòe, hoa atiso… Người bệnh có thể đem pha thành nước, sử dụng uống hàng ngày giúp giảm lượng mỡ tích tụ ở gan.

Các cách bổ sung giúp giảm tình trạng gan nhiễm mỡ

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, người bị gan nhiễm mỡ nên thay đổi lối sống để giúp cải thiện sức khỏe gan như:

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống giúp bạn giảm tích tụ mỡ xấu trong cơ thể và  giảm tải hoạt động cho gan. Từ đó bệnh gan nhiễm mỡ sẽ được cải thiện tốt hơn. Cố gắng tập các bài thể dục nhịp điệu ít nhất 30 phút/ngày.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ là hai bệnh lý thường đi kèm với nhau. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp người bệnh kiểm soát được hai tình trạng trên. Nếu lượng đường trong máu ở mức cao, hãy thông báo đến bác sĩ để có thể được tư vấn  điều trị kịp thời.

Hy vọng qua những hướng dẫn của VIVITA.VN, mọi người đã nắm được bí quyết để xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho người bị gan nhiễm mỡ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)